Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân

by Lê Vi

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người lao động phải trích một phần từ tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Khoản thuế này sẽ được doanh nghiệp khấu trừ luôn trước khi chi trả lương cho người lao động. Vậy nguyên tắc kê khai, hạch toán thuế thu nhập cá nhân ra sao? Bài viết sau đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp các thắc mắc về Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh.

Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Nguyên tắc kê khai thuế thu nhập cá nhân

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.

Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:

  • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
  • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.

Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Nguyên tắc nộp thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân đã nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:

Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.

  • Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng.
  • Nếu cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

Nguyên tắc quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên mà không đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán theo quy định thì phải trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa dị nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm quyết toán đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

  • Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân.
  • Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế TNCN phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài và cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán chưa khấu trừ thuế trong năm thì cá nhân phải quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế, nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào ký khai thuế tiếp theo.

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân và thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Cụ thể:

Kết cấu
Giảm Tăng
Bên nợ Bên có
Số thuế thu nhập cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp vào Ngân sách nhà nước
Số dư bên Nợ:
Thể hiện số thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước
Số dư bên có:
Thể hiện số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

Hạch toán quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trong từng trường hợp cụ thể, cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân có sự khác biệt.

Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khi tính và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương cho người lao động, hạch toán:

  • Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động;
  • Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (Số thuế TNCN phải khấu trừ).

Thứ hai, nếu doanh nghiệp trả lương chưa bao gồm thuế (lương Net): Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động thì số thuế thu nhập cá nhân này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (Trên hợp đồng lao động phải giải thích rõ: Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động)

  • Nợ 641/642/154/62…
  • Có TK 3335 – Thuế TNCN (số thuế TNCN phải nộp thay).

Thứ ba, khi trả lợi nhuận hoặc cổ tức cho chủ sở hữu, ghi:

  • Nợ TK 338 – Phải trả nộp khác (3388);
  • Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, hoặc lợi nhuận cho chủ sở hữu);
  • Có TK 3335 – Thuế TNCN (nếu khấu trừ tại nguồn số thuế thu nhập cá nhân của chủ sở hữu).

Thứ tư, khi nộp tiền thuế thu nhập cá nhân về ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân;
  • Có các Tk 111, 112…: Số tiền đã nộp.

Thứ năm, hạch toán thuế thu nhập cá nhân sau quyết toán:

Dựa trên kết quả của tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 05/QTT-TNCN), kế toán xác định:

Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN: Phải nộp thêm tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 45 – Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

Hạch toán:

Bút toán 1: Khấu trừ lấu thêm tiền từ các cá nhân nộp thiếu

  • Nợ 111/112/334/138…
  • Có 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

Bút toán 2: Nộp nốt số tiền còn thiếu về ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân;
  • Có các TK 111,112…: Số tiền đã nộp.

Trường hợp nộp thừa số thuế TNCN: Tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 46 – Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa. Đối với số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, kế toán có thể xử lý theo 2 cách: Bù trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục để hoàn thuế.

Hạch toán:

  • Nợ 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa;
  • Có 138: Nếu để bù trừ sang kỳ sau;
  • Có 338: Nếu làm thủ tục hoàn thuế.

Nếu để bù trừ vào kỳ sau:

Xét về số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp tự động bù trừ. Nếu xét trên từng cá nhân đã nộp thừa: Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết cho từng người thông qua tài khoản 138.

Nếu làm thủ tục hoàn thuế:

  • Khi kế toán nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế hạch toán;
  • Nợ 112: số tiền hoàn;
  • Có 3335.

Khai trả lại số tiền hoàn thuế đó cho người nộp thuế:

  • Nợ 338 (chi tiết cho từng người thừa);
  • Có 111/112.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488