Hiện nay, nhu cầu về thiết kế nội thát tăng cao dẫn theo các công ty nội thất càng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thủ tục mở công ty thiết kế nội thất có đơn giản không? Điều kiện để mở công ty thiết kế nội thất như thế nào? Cùng Luật Đại Nam giải đáp thắc mắc trên nhé.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập công ty thiết kế nội thất
Vốn điều lệ công ty thiết kế nội thất
Mức vốn điều lệ đăng ký phù hợp với khả năng tài chính thực có của các thành viên.
- Chủ doanh nghiệp không cần chứng minh tài chính khi đăng ký vốn điều lệ cho công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất vì ngành nghề này không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn điều lệ hay vốn pháp định (mức vốn tối thiểu phải đăng ký). Vì vậy, các thành viên, cổ đông có thể tự thỏa thuận mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình;
- Mức vốn điều lệ chỉ là căn cứ để xác định số tiền thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp hàng năm. Theo quy định, vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống sẽ đóng 2 triệu/năm, trên 10 tỷ sẽ đóng 3 triệu/năm;
- Thành viên, chủ sở hữu công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất có thể góp vốn bằng tài sản (như quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị…), tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng tài sản trí tuệ (như bằng sáng chế, công thức pha chế, bí quyết kinh doanh)… được định giá phù hợp.
Tên công ty thiết kế nội thất
Tên công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất phải đúng theo quy định của luật Doanh nghiệp.
- Tên của công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt của công ty không được trùng, gây nhầm lẫn hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty đã đăng ký thành lập trước đó;
- Cấu trúc tên công ty phải có đủ 2 thành phần là: Công ty TNHH/công ty cổ phần + Tên riêng;
- Từ ngữ sử dụng để đặt tên riêng cho công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất phải đúng thuần phong mỹ tục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc;
- Doanh nghiệp nên đặt tên công ty gắn liền với ngành nghề để dễ nhận diện thương hiệu, và khách hàng dễ nhớ đến. Ví dụ: Công ty TNHH thiết kế thi công nội thất Đại Nam.
Địa chỉ trụ sở chính của công ty thiết kế nội thất
Địa chỉ trụ sở chính của công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất phải là địa chỉ thực, rõ ràng.
- Trụ sở công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất cần đặt tại một địa chỉ cụ thể và chính xác, không được là địa chỉ ảo, hoặc địa chỉ không tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ, chủ doanh nghiệp có thể đặt địa chỉ trụ sở ngay tại nhà riêng (nhà mặt đất, có sổ đỏ) hoặc ở các tòa nhà văn phòng;
- Nếu doanh nghiệp thuê văn phòng, thuê đất để đặt trụ sở thì cần cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp lệ như: Sổ đỏ, hợp thuê văn phòng, hợp đồng thuê/mượn nhà;
- Địa chỉ của công ty không được đặt ở những nơi không có chức năng phục vụ kinh doanh như chung cư, nhà tập thể để ở.
Mã ngành nghề thiết kế, thi công nội thất
Trong hồ sơ mở công ty thiết kế, thi công nội thất, doanh nghiệp cần đăng ký những mã ngành nghề sau để phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp:
Mã ngành nghề của công ty thiết kế nội thất, thi công nội thất | |
Mã ngành | Tên ngành nghề |
7410 | Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
Chi tiết: Thiết kế nội thất, thi công trang trí nội ngoại thất). |
4330 | Hoàn thiện công trình xây dựng.
Chi tiết: Lắp đặt đồ nội thất). |
3100 | Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế |
9524 | Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự. |
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật phải là người có đủ năng lực, kinh nghiệm.
- Người đại diện theo pháp luật cho công ty thiết kế nội thất có thể là người Việt Nam hoặc có thể là người nước ngoài, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không bắt buộc phải là một trong các thành viên công ty.
- Doanh nghiệp nên chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nội thất để làm người đại diện theo pháp luật. Lưu ý, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể thay đổi sau khi thành lập.
Điều kiện về con dấu
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 dấu của công ty thiết kế nội thất tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Con dấu rất quan trọng với doanh nghiệp. Nó thể hiện ý chí của công ty trong mọi giao dịch.
Do vậy, pháp luật hiện hành cũng quy định rất chặt chẽ, quy đinh về kích thước, kiểu dáng sao cho đồng nhất, phù hợp.
Về kích thước, hình dạng con dấu, được pháp luật quy định tại Thông tư 21/2012/TT-BCA như sau:
- Đường kính: 36mm;
- Vành ngoài phía trên con dấu: Mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số giấy phép thành lập, hoạt động, số giấy chứng nhận đầu tư, sau dãy số thực là loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Vành ngoài phía dưới con dấu: Tên cấp huyện kèm theo tên cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính;
- Giữa con dấu: Tên tổ chức dùng dấu.
Công ty được quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của và không bắt buộc phải thông báo về mẫu dấu.
Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu phải được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty và quy chế do công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của công ty có dấu ban hành.
Hồ sơ thành lập công ty thiết kế nội thất
Để mở công ty thiết kế nội thất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty (Trừ doanh nghiệp tư nhân)
- Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của thành viên/cổ đông công ty
- Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông
Tùy vào việc lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh, những giấy tờ này sẽ được quy định chi tiết theo luật.
Thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất
Để thành lập công ty nội thất thành công, bạn có thể thực hiện theo quy trình gồm 10 bước như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nội thất
Để có thể giúp công ty nội thất đi vào hoạt động đúng pháp luật thì doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ nộp lên Sở KH & ĐT để xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ lấy kết quả
– Hồ sơ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
– Sau 3 – 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép thành lập công ty.
Bước 3: Tiến hành khắc con dấu công ty
– Doanh nghiệp phải đặt khắc con dấu của công ty, số lượng và hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần phải đảm bảo con dấu thể hiện được những thông tin cần thiết như tên công ty hay mã số doanh nghiệp.
– Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.
Bước 4: Công bố ND đăng ký công ty lên cổng thông tin quốc gia
– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty nội thất.
Bước 5: Tiến hành treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn
– Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty nội thất và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…
– Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.
Bước 6: Thực hiện mua chữ ký số điện tử
– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.
– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
Bước 7: Tiến hành kê khai và đóng thuế
– Sau khi thành lập công ty nội thất thì doanh nghiệp sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế cơ bản như: Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi kết thúc năm tài chính; Thuế giá trị gia tăng theo quý báo cáo của doanh nghiệp; Thuế môn bài (Thuế môn bài (đóng trong vòng 30 ngày sau khi mở công ty). Mức thuế môn bài phải đóng sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai. Cụ thể là trên 10 tỷ VNĐ thì đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm, dưới 10 tỷ VNĐ thì đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm).
– Ngoài ra, công ty cần nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh trong vòng 30 ngày, nêu không sẽ bị xử phạt hành chính.
Bước 8: Đăng ký tài khoản ngân hàng
– Công ty nội thất sau khi đi vào hoạt động cần tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty. Đại diện pháp luật hoặc chủ công ty mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở KH & ĐT.
Bước 9: Tiến hành thuê hoặc sử dụng DV kế toán
– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết những sổ sách tài chính và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại kế toán thuế Đại Nam
Bước 10: Thực hiện góp vốn vào công ty
– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn quy định là 90 ngày.
– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn mở công ty thiết kế nội thất. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke
- Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh pháo hoa