Trong quá trình kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp cũng có những sự thay đổi về phương thức, địa điểm kinh doanh. Việc thay đổi này sẽ làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ban đầu. Do đó, việc thay đổi những nội dung trên cũng làm thay đổi giấy phép kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty con.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, những nội dung sau sẽ được thể hiện trên Giấy phép kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1.Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2.Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3.Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4.Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh về tên doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh khi đổi tên doanh nghiệp bao gồm:
- Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp
- Biên bản họp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần)
- Quyết định thay đổi tên doanh nghiệp
- Giấy đề nghị công bố thông tin doanh nghiệp
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục (Nếu không phải người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục)
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
- Doanh nghiệp kê khai thông tin về tên mới lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời bằng văn bản về việc xử lý hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành bổ sung theo hướng dẫn. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ lên bộ phận tiếp nhận tại Phòng đăng ký kinh doanh.
- Nộp lệ phí và nhận trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được đổi tên.
- Doanh nghiệp làm thủ tục khắc dấu với tên công ty đã được thay đổi
- Cống bố mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh về ngành nghề kinh doanh
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh khi thay đổi ngành nghề bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;
- Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty;
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định, doanh nghiệp cần điều chỉnh vốn điều lệ sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp cần xuất trình văn bản, giấy tờ chứng minh vốn pháp định, như: Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, văn bản góp vốn,..
- Đối với những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp cần xuất trình chứng chỉ đối với ngành nghề đó.
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như trên, sau đó kê khai trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu sót, cần bổ sung, doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh theo sự hướng dẫn. Nếu hồ sơ hợp lệ, trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh.
- Nộp lệ phí theo quy định và nhận kết quả.
Hồ sơ, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh về trụ sở chính của doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
Đối với trường hợp thay đổi trụ sở cùng quận, huyện
- Thông báo thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
- Biên bản họp về việc thay đổi trụ sở chính của công ty
- Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty
Đối với trường hợp thay đổi trụ sở khác quận, huyện
- Mẫu 09, 09a (sau khi chốt thuế tại chi cục thuế địa chỉ cũ của công ty)
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về thay đổi trụ sở công ty
- Biên bản họp về việc thay đổi trụ sở chính của công ty
- Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Thủ tục thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
Thay đổi trụ sở cùng quận, huyện
- Doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ trực tiếp lên hệ thống thông tin. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- Sau 03 ngày làm việc, hồ sơ sẽ được xem xét. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp bổ sung theo hướng dẫn. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh.
- Nộp lệ phí theo quy định, nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới
Thay đổi trụ sở khác quận, huyện
Trường hợp này, thủ tục sẽ tương đối phức tạp, bắt buộc doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục chốt thuế tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở. Để chốt thuế, doanh nghiệp chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Biên bản họp về việc thay đổi đăng ký kinh doanh chuyển trụ sở khác quận
- Quyết định về việc thay đổi đăng ký kinh doanh chuyển trụ sở
- Công văn gửi thuế về việc xin chốt thuế chuyển quận.
- Mẫu 08.
- Giấy đăng ký kinh doanh bản sao có chứng thực
Sau khoảng 10 – 15 ngày làm việc, chi cục thuế sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả là mẫu 09, 09a.
Tiếp theo, doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ gồm mẫu 09, 09a lên Phòng đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận sẽ xử lý hồ sơ và trả lời bằng văn bản.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện việc khắc dấu và công bố mẫu dấu tại địa chỉ mới.
Hồ sơ, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh do chuyển nhượng, bổ sung thành viên trong doanh nghiệp
Hồ sơ bổ sung thành viên trong doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh khi bổ sung thành viên trong doanh nghiệp bao gồm:
- Thông báo bố sung thành viên
- Biên bản họp về việc bổ sung thành viên
- Quyết định họp về việc bổ sung thành viên
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của thành viên mới
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Dự thảo điều lệ công ty cổ phần, điều lệ công ty TNHH,..
Thủ tục thực hiện điều chỉnh bổ sung thành viên trong doanh nghiệp
- Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ trên, doanh nghiệp trực tiếp điều chỉnh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời bằng văn bản. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp bổ sung theo sự hướng dẫn. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh.
- Nộp lệ phí và nhận kết quả. Nội dung đăng ký doanh nghiệp mới sẽ được cập nhật lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tăng vốn trước khi thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp tăng vốn điều lệ
Doanh nghiệp được tăng vốn điều lệ theo các hình thức sau:
- Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu tăng vốn đầu tư hoặc huy động vốn từ người khác
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Các thành viên tăng vốn góp hoặc thêm nhà đầu tư mới
- Công ty Cổ phần: Phát hành cổ phiết; Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần,..
Hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ
Hồ sơ bao gồm một số giấy tờ sau:
- Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc tăng vốn điều lệ
- Dự thảo điều lệ mới
- Văn bản, chứng từ chứng minh việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp,..
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công chứng, chứng thực
Thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ
- Doanh nghiệp kê khai thông tin lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau 03 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận sẽ trả lời bằng văn bản về việc xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp cần điều chỉnh theo hướng dẫn. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh.
- Nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
- Thay đổi giấy phép kinh doanh.
Trường hợp giảm vốn điều lệ
Thủ tục giảm vốn điều lệ tương đối phức tạp, cụ thể có các hình thức giảm vốn điều lệ như sau:
- Công ty TNHH một thành viên; Doanh nghiệp thực hiện thủ tục giảm vốn trong trường hợp chủ sở hữu không góp đủ số vốn khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã hoạt động 02 năm liên tục từ ngày đăng ký, muốn giảm vốn khi đã thanh toán hết các khoản nợ.
- Công ty TNHH hai thành viên: Doanh nghiệp mua lại phần vốn góp của thành viên trong công ty. Các thành viên không góp đủ số vốn đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã hoạt động trên 02 năm liên tục kể từ thời điểm thành lập, đã thanh toán hết các khoản nợ và muốn giảm vốn điều lệ
- Công ty Cổ phân: Cổ đông không góp đủ số vốn đã cam kết góp. Doanh nghiệp mua lại cổ phần đã phát hành. Doanh nghiệp đã hoạt động được trên 02 năm liên tục từ thời điểm đăng ký, thanh toán hết các khoản nợ và có mong muốn giảm vốn điều lệ.
Hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ
- Thông báo giảm vốn điều lệ của công ty
- Quyết định và biên bản họp của hội đồng thành viên, hội đồng cổ đông về việc giảm vốn
- Dự thảo điều lệ sau khi giảm vốn
- Cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ sau khi giảm vốn điều lệ
- Báo cáo tài chính tại kỳ gần nhất trước khi giảm vốn
Thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ
- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như trên, sau đó trực tiếp kê khai lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Sau 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời bằng văn bản về quá trình xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh.
- Nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Thủ tục công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin
- Sau khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhập thông tin trên hệ thống.
- Việc công bố thông tin nội dung đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc.
- Do đó, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trực tiếp thực hiện thủ tục này.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn thay đổi giấy phép kinh doanh. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì