Khi bán tài sản của công ty thì phải đóng thuế gì? Trong quá trình tham gia, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý lại một số tài sản. Việc thanh lý này cần phải lưu ý thêm về quy định về thuế, doanh nghiệp cần đóng những thuế nào, cách tính thuế để đảm bảo thực hiện đúng chính sách thủ tục thuế của nhà nước. Sau đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp đến quý bạn đọc một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Nội Dung Chính
Thuế giá trị gia tăng
Thuế suất
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 219/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 thì đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).
Như vậy , Khi công ty bán tài sản mà tài sản này lại là hàng hóa , dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh ở Việt Nam và không thuộc các đối tượng không chịu thuế GTGT thì Công ty phải đóng thuế GTGT cho tài sản đó.
Cách tính thuế
Căn cứ điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 thì Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Và tùy từng đối tượng mà có ba loại mức thuế suất làm căn cứ tính thuế GTGT là 0%, 5% và 10% cụ thể như sau:
- Thuế suất 0%: thường sẽ áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài…
- Thuế suất 5%: thường áp dụng cho các sản phẩm thuộc các lĩnh vực như: quặng sản xuất phân bón, sản phẩm trồng trọt; chăn nuôi chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống…..
- Thuế suất 10%: áp dụng cho các loại hàng hóa dịch vụ không chịu mức thuế suất 0% hoặc 5%
Và tại điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 (khoản 4, Điều 7, Thông tu 219/2013/TT -BTC Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/09/2014) Giá tính thuế làm căn cứ tính thuế GTGT được quy định cho từng đối tượng riêng.
>> Xem thêm: Cách tính thuế TNDN từ bất động sản
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Khi bán tài sản của công ty thì sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/06/2014 là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Cách tính thuế
Căn cứ khoản 2 điều 4 Thông tư số 78/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/06/2014 (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/08/2015) Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Các trường hợp không phải đóng thuế
Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng thì có 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng, sau đây là một số nhóm có thể tham khảo:
- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
- Chuyển quyền sử dụng đất.
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).
- Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. …..
Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và hướng dẫn bởi Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), doanh nghiệp có thu nhập thuộc 12 trường hợp sau thì được miễn thuế. Cụ thể một trường hợp sau : Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp được miễn thuế gồm:
- Thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước;
- Cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng;
- Dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi;
- Dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
Dịch vụ tư vấn thuế của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Khi bán tài sản của công ty thì phải đóng thuế gì ? Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện hành – Luật Đại Nam
Phí bảo vệ môi trường có phải chịu thuế GTGT? – Luật Đại Nam
Nghị định 15 giảm thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam
Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp – Luật Đại Nam