Làm thế nào để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho thức ăn đường phố ?

by Hồ Hoa

Làm thế nào để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho thức ăn đường phố ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Làm thế nào để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho thức ăn đường phố ?

Làm thế nào để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho thức ăn đường phố ?

  • Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT
  • Quyết định 39/2006/QĐ-BYT
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Xin cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2024?

Để biết được xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tiên bạn cần xác định đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép cụ thể:

– Bộ Công thương, Sở Công thương

Bộ Công thương,Sở công thương là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện ATVSTP đối với các cơ sở Sản xuất Rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo. Trong đó:

+) Bộ công thương:

Có quyền hạn cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho các hoạt động kinh doanh sau:

  • Nhập khẩu thực phẩm, sản xuất Rượu từ 3 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
  • Bia từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
  • Nước giải khát từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Sữa chế biến từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
  • Dầu thực vật từ 50 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên;
  • Bánh kẹo từ 20 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên; bột và tinh bột từ 100 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên
  • Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật);
  • Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

+) Sở công thương:

Có quyền hạn cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định của Bộ công thương nêu trên.

– Cục ATTP Bộ Y tế

+) Cục an toàn thực phẩm:

  • Có quyền hạn cấp giấy phép cho các sản phẩm như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, Phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định.

+) Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Có quyền hạn cấp giấy phép đối với Công ty hoặc Hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

+) Phòng y tế – ủy ban nhân quận:

  • Có quyền hạn cấp giấy phép cho các Hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ hơn.

Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khá rườm rà và tốn kém thời gian nên nếu làm bạn phải kiên nhẫn và chuẩn bị đầy đủ. Đặc biệt, do từng loại hình kinh doanh thuộc các bộ quản lý khác nhau mà các giấy tờ thẩm định sẽ khác nhau, do vậy bạn có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ.

– Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:

  • Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả.
  • Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh các loại trà.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu tương , lạc ,vừng…

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố

…..

Như vậy, theo quy định trên cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩn nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn không thuộc các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Làm thế nào để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho thức ăn đường phố ? . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488