Lợi nhuận trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên được chia như thế nào?

by Hồng Hà Nguyễn

Lợi nhuận trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên được chia như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này với Luật Đại Nam qua bài viết dưới đây.

Lợi nhuận trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên được chia như thế nào?

Lợi nhuận trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên được chia như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Điều kiện chia lợi nhuận

Công ty không thể tự ý chia lợi nhuận mà buộc phải thực hiện trước một số nghĩa vụ theo quy định:

Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.”

Như vậy, điều kiện cơ bản để công ty chia lợi nhuận cho các thành viên là: (i) kinh doanh có lãi; (ii) đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; (iii) bảo đảm sau khi chia lợi nhuận, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả.

(i) Lãi là phần giá trị lớn hơn, thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ so với giá thành và chỉ phí tiêu thụ sản phẩm.

(ii) Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước cần được ưu tiên.

(iii) Lợi ích của chủ nợ đối với khoản vay thực chất được bảo đảm bằng giá trị sinh lời của tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Do kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt mục đích như mong muốn, vốn chỉ được thu hồi sau một thời hạn nhất định, có thể nhiều năm sau khi đầu tư. Bởi vậy, khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh có lãi, việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả cần được đảm bảo thanh toán.

Khoản lợi nhuận để chia có thể được gọi là lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp, từ đó sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ. Nếu giá trị sau thuế lớn hơn 0 và càng lớn thì doanh nghiệp lãi càng lớn và ngược lại, nếu giá trị này nhỏ hơn 0 doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ vốn và phá sản, đòi hỏi nhà quản trị nhanh chóng tìm ra phương hướng, chiến lược mới cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Hạch toán kế toán giải thể công ty

Cách thức phân chia lợi nhuận

Lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thường được chia theo hai cách sau:

Chia theo thỏa thuận giữa các thành viên

Các thỏa thuận giữa các thành viên thường được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Theo đó, điều lệ công ty là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Việc phân chia lợi nhuận cũng là một điều khoản được ghi nhận tại Điều lệ công ty, căn cứ vào điểm l Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Điều 24. Điều lệ công ty

2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;”

Chia theo phần vốn góp tương ứng của thành viên

Cách thức phân chia này căn cứ vào quy định về quyền của thành viên Hội đồng thành viên tại Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên

1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:

c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, nếu không thỏa thuận, lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ được phân chia tương ứng với phần vốn góp của thành viên đó vào công ty. Nếu góp vốn càng cao thì lợi nhuận thu về càng cao.

Thu hồi lợi nhuận đã chia

Điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

Điều 70. Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia

Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật này thì các thành viên công ty phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.”

Khi không đáp ứng được các điều kiện về chia lợi nhuận trên đây mà công ty vẫn tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên công ty thì các thành viên đó phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488