Luật sư doanh nghiệp và vai trò của luật sư doanh nghiệp

by Đào Quyết

Hoạt động doanh nghiệp luôn ẩn chứa nhiều rủi ro liên quan đến Pháp Luật gây ảnh hưởng xấu đến sự tín nhiệm cũng như thiệt hại về kinh tế. Thuê dịch vụ luật sư doanh nghiệp giúp giải quyết các yêu cầu phát sinh liên quan đến luật trong quá trình hoạt động. 

Thời gian gần đây, báo chí đã đề cập rất nhiều đến các vụ tranh chấp kinh doanh có tính chất phức tạp trong phạm vi quốc tế mà phần thua thiệt đa số thuộc về doanh nghiệp Việt Nam. 

Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp không am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế, thậm chí không nắm rõ pháp luật Việt Nam, trong đó quan trọng là nhiều doanh nghiệp không thấy được vai trò của công tác pháp chế trong đời sống doanh nghiệp. Vì vậy, hàng năm khi dự toán chi phí, nhiều doanh nghiệp không dự trù kinh phí cho việc tư vấn pháp luật, ngại tốn tiền nên không thuê luật sư, đến khi hậu quả xảy ra, thiệt hại lớn thì tư vấn cũng đã muộn.

Đảm bảo an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nếu ở Mỹ gần như 100% doanh nghiệp có luật sư riêng thì ở Việt Nam chưa tới 1%. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều thành lập phòng/ban hoặc tuyển dụng nhân viên chuyên trách/kiêm nhiệm để thực hiện công tác hành chính/pháp lý (pháp chế);

Tùy vào quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nói chung, vai trò của bộ phận,nhân viên hành chính,pháp lý tỏ ra khá hữu dụng, hiệu quả trong việc giải quyết các thủ tục lao động,hành chính,pháp lý đơn giản hàng ngày. 

Tuy nhiên, đặt lên vai bộ phận này nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn pháp lý trong hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, như một sự thay thế vai trò của luật sư là điều không thể.

luat-su-doanh-nghiep-va-vai-tro-cua-luat-su-doanh-nghiep-2

Luật sư doanh nghiệp là gì?

Luật sư doanh nghiệp là luật sư có chuyên môn chuyên sâu về luật doanh nghiệp. Luật sư doanh nghiệp đủ điều kiện tư vấn cần đảm bảo tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp.

Luật sư doanh nghiệp có thể trực thuộc công ty Luật và chịu sự quản lý của doanh nghiệp đó hoặc là thành viên của đoàn luật sư trực thuộc đơn vị.

Rủi ro pháp luật doanh nghiệp thường mắc phải

Rủi ro tranh chấp lợi ích

Tranh chấp lợi ích nhóm nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường là tranh chấp quyền lợi của cổ đông doanh nghiệp, tranh chấp góp vốn, tranh chấp hợp đồng, tranh chấp liên quan tài sản doanh nghiệp…

Tranh chấp phát sinh từ những thỏa thuận chưa rõ ràng, những tranh chấp lỗ hổng liên quan đến sự thiếu thông tin, thỏa thuận, biên bản hợp đồng.

Tranh chấp nội bộ liên quan đến hợp đồng lao động, lương tháng, chế độ bảo hiểm hay điều kiện làm việc, chế độ thai sản của nhân viên với doanh nghiệp

Tranh chấp phân chia quyền lực, bầu cử hội đồng quản trị, các xung đột giữ nhân viên với nhân viên, công ty hay chính giữa các thành viên ban quản trị doanh nghiệp.

Tranh chấp lợi ích với đối tác

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa đối tác, tranh chấp đầu tư, tiến độ giao hàng, sở hữu trí tuệ hay trong xử lý vi phạm chi tiết với các hợp đồng mua bán, chuyển giao…

Xem thêm: Luật sư hôn nhân là gì?

Rủi ro nghĩa vụ thực hiện luật doanh nghiệp

Giải quyết các vấn đề luật bởi luật sư doanh nghiệp chuyên nghiệp giúp hạn chế tối đa rủi ro liên quan đến hoạt động, thuế doanh nghiệp, hợp đồng lao động, chế độ nhân viên.

Giảm thiểu rủi ro liên quan đến đăng ký, thủ tục, các loại giấy phép khác yêu cầu cần trong các hoạt động liên quan đến kinh doanh hoặc hoạt động quản lý của doanh nghiệp.

luat-su-doanh-nghiep-va-vai-tro-cua-luat-su-doanh-nghiep-3

Vai trò của luật sư doanh nghiệp

Thành lập công ty

Chủ sở hữu doanh nghiệp khi mới thành lập có thể sử dụng luật sư trong việc lựa chọn đúng cơ cấu công ty doanh nghiệp, chọn địa điểm để hoạt động, giúp họ hoạt động theo luật, giải quyết các vấn đề về đăng ký kinh doanh…

Hỗ trọ các công ty và doanh nghiệp trong hoạt động quản trị

Tất cả các hoạt động thường niên của công ty.như duy trì tình trạng pháp lý, tổ chức họp cổ đông, ban lãnh đạo, làm việc.với các đối tác, bố trí nhân sự…đều phải tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật. Sự tham gia của luật sư sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và hợp pháp, hạn chế rủi ro cũng như tranh chấp không đáng có.

Bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

Luật sư có thể giúp doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, sáng chế, bí mật kinh doanh… và có chiến lược để bảo vệ nó, mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.

Hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng với đối tác

So với trường hợp công ty tự soạn thảo hợp đồng có sự tham gia của luật sư.sẽ có các điều khoản chặt chẽ hơn, phù hợp với mỗi hoàn cảnh, tình huống cụ thể, và quan trọng nhất là đảm bảo tuân thủ pháp luật; tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.

Công tác nhân sự của doanh nghiệp

Trên thực tế, hợp đồng lao động là một vấn đề khá nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến uy tín cũng như hoạt động của công ty. Sự am hiểu luật pháp của luật sư sẽ giúp cho doanh nghiệp có những thỏa thuận pháp lý đảm bảo được lợi ích của cả công ty lẫn người lao động.

Hỗ trợ giải quyết tranh chấp

Khi xảy ra các tranh chấp thương mại, luật sư sẽ là người đưa ra các phương án hòa giải cần thiết, giảm thiểu tình trạng phải giải quyết tranh chấp tại tòa án cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Luật sư dân sự là gì ?

luat-su-doanh-nghiep-va-vai-tro-cua-luat-su-doanh-nghiep-4

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Luật sư doanh nghiệp và vai trò của luật sư doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488