Lưu ý khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Luật Thương mại 2005;
- Luật Dân sự 2015;
- Luật Đầu tư .
Tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?
Tranh chấp đầu tư quốc tế xuất phát từ các bất đồng liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế. Các bất đồng này có thể bao gồm việc thực hiện các hiệp định bảo vệ đầu tư, các hiệp định quốc tế về đầu tư hoặc các hợp đồng và thỏa thuận đầu tư.
Các bên trong tranh chấp có thể là các quốc gia thành viên ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư, hoặc là các bên trong các hợp đồng và thoả thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, còn có các tranh chấp liên quan đến các quan hệ đầu tư khác.
Hiệp định thương mại tự do là gì?
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan giữa các nước thành viên. Hiệp định tự do thế hệ mới là một khái niệm được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó FTA không chỉ tập trung vào việc giảm thuế quan và rào cản phi thuế quan. Mà bên cạnh đó còn mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực khác như cạnh tranh, mua sắm, đầu tư, thương mại điện tử.
Hầu hết các FTA thế hệ mới cũng bao gồm các nguyên tắc tự do hoá đầu tư và bảo hộ nhà đầu tư. Ngoài ra, một số FTA thế hệ mới còn bao gồm các nội dung vốn được coi là phi thương mại như lao động, phát triển bền vững, môi trường và quản trị tốt.
Cuối cùng, các nội dung có trong các FTA trước đây cũng được quy định chi tiết và mở rộng các biện pháp được điều chỉnh hơn. Ví dụ như thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khoẻ con người và động thực vật.
Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Lưu ý khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
Về mặt lý thuyết, có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như:
- Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua việc bảo hộ ngoại giao;
- Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua tòa án hoặc trọng tài trong nước của nước tiếp nhận đầu tư;
- Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng trọng tài quốc tế.
Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp này có những đặc điểm và các ưu, nhược điểm nhất định. Do đó, các nhà đầu tư trong những hoàn cảnh khác nhau khi tham gia vào giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cần tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với mình, để từ đó việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Chẳng hạn, đối với phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua bảo hộ ngoại giao. Phương thức này có đặc điểm là Chính phủ của nước của nhà đầu tư sẽ đứng ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình bằng cách sử dụng các biện pháp như đàm phán, thương lượng, gây áp lực về chính trị, kinh tế,…
- Phương thức này có ưu điểm là nhà nước có quyền lực hơn nhà đầu tư, nên tiếng nói của nhà nước sẽ có vị thế hơn và có thể giải quyết tranh chấp trong hòa bình.
- Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa các quốc gia, và tốn kém nhiều nguồn tài nguyên trong nước. Đồng thời, phải nhiều nhà đầu tư cùng gặp vấn đề giống nhau với cùng một quốc gia và yêu cầu nhà nước áp dụng biện pháp bảo hộ ngoại ra thì nhà nước mới có thể đứng ra thay mặt cho các nhà đầu tư trong nước.
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua tòa án hoặc trọng tài trong nước của nước tiếp nhận đầu tư có đặc điểm là nhà đầu tư sẽ kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư tại tòa án hoặc trọng tài trong nước của quốc gia này.
- Về ưu điểm: Việc được giải quyết tranh chấp tại một cơ quan có quyền lực thì việc thực thi phán quyết được đưa ra sẽ được đảm bảo hơn.
- Về nhược điểm: Luật pháp áp dụng để giải quyết tranh chấp sẽ là pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư không có quyền lựa chọn pháp luật giải quyết tranh chấp này. Bên cạnh đó, việc giải quyết tại các cơ quan này có thể tạo ra sự không công bằng giữa các bên tranh chấp khi một bên có quyền lực cao hơn cơ quan giải quyết tranh chấp và một bên không có quyền lực gì.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế là một phương thức được rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế lựa chọn. Lý do là bởi đây là phương thức mà nhà đầu tư sẽ mang tranh chấp của mình ra một tổ chức thứ ba không liên quan đến nước tiếp nhận đầu tư, một tổ chức công bằng để xét xử vụ kiện của mình.
- Phương thức này có những ưu điểm đáng kể đến như: Tranh chấp sẽ được giải quyết một cách công bằng vì đây là tổ chức giải quyết tranh chấp không bị phụ thuộc vào quyền lực của nhà nước tiếp nhận đầu tư. Không những thế, phán quyết của trọng tài quốc tế có thể được đảm bảo phần nào.
- Tuy vậy, phương thức này cũng có một nhược điểm là chi phí giải quyết tranh chấp rất cao nên một số nhà đầu tư không đủ khả năng tài chính thì không nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này.
Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng đầu tư của Luật Đại Nam
- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng đầu tư;
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đầu tư;
- Hướng dẫn các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đầu tư;
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Lưu ý khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào ?
- Khi nào Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?