Ly hôn đơn phương không có CMND của chồng phải làm sao?

by Trần Giang

Để thực hiện được thủ tục ly hôn thì các chủ thể phải đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình lưu giữ hồ sơ, giấy tờ thì không ít người đã làm thất lạc một số giấy tờ quan trọng như Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, CMND, CCCD … Vậy, Ly hôn đơn phương không có CMND của chồng phải làm sao? cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ly-hon-don-phuong-khong-co-CMND-cua-chong-phai-lam-sao.jpg

Ly hôn đơn phương không có CMND của chồng phải làm sao?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
  • Luật Hộ tịch năm 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Ai là người có quyền nộp đơn ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Vậy trừ các trường hợp đặc biệt thì người có quyền yêu cầu ly hôn đó là Vợ hoặc chồng. Tuy nhiên với các trường hợp khác nhau thì luật hôn nhân và gia đình sẽ quy định cụ thể từng đối tượng nộp đơn như sau:

  • Đối với ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương thì cả vợ và chồng đều có quyền nộp đơn ly hôn để Yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Trường hợp ly hôn mà người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì: chỉ có người vợ mới được yêu cầu ly hôn.
  • Trường hợp giải quyết ly hôn cho một trong hai bên  bị tâm thần hoặc mắc chứng bệnh không đủ nhận thức thì: Vợ , chồng, cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Những trường hợp ly hôn không có chứng minh thư của chồng

Chồng không cung cấp, giấu CMND/CCCD

Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân là giấy tờ nhân thân của một người. Chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân và thuộc sở hữu của người đó. Vợ/chồng có quyền yêu cầu nhưng không có quyền ép buộc bên còn lại phải cung cấp CMND/CCCD của họ cho mình để thực hiện thủ tục ly hôn.

Pháp luật không bắt buộc cung cấp CMND/CCCD bản gốc của đương sự trong hồ sơ khởi kiện. Vợ khi ly hôn chỉ cần cung cấp CMND/CCCD bản sao chứng thực của vợ chồng cho Tòa án. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc cung cấp giấy tờ này cũng thuận lợi. Nếu chồng cố tình không chịu cung cấp cho vợ; giấu CMND/CCCD thì người vợ không thể cung cấp giấy tờ này cho Tòa án. Điều này gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình xác minh thông tin và giải quyết ly hôn.

Chồng làm mất CMND/CCCD

Khi ly hôn thuận tình, vợ chồng cùng phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để thực hiện thủ tục ly hôn. Trong nhiều trường hợp ly hôn đơn phương bên vợ/chồng đồng ý cung cấp giấy tờ nhưng không muốn ra tòa. Tuy nhiên, do bất cẩn; hoặc do trở ngại khách quan mà làm mất CMND/CCCD và các giấy tờ liên quan.

Khi vợ chồng làm mất CMND, vợ có thể sử dụng các giấy tờ thay thế như CCCD; hộ chiếu. Trong trường hợp không có các giấy tờ thay thế, vợ, chồng cần thực hiện thủ tục xin cấp lại CMND/CCCD để thực hiện thủ tục ly hôn.

CMND/CCCD của vợ chồng bị cơ quan nhà nước thu giữ

Trong một số trường hợp như vợ/chồng là bị can, bị cáo; hoặc cấp mới CCCD; … pháp luật quy định cơ quan có thẩm quyền có quyền thu giữ CMND/CCCD của vợ/chồng.

Ly hôn đơn phương không có CMND của chồng phải làm sao?

Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Do vậy, người khởi kiện ly hôn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp hồ sơ ly hôn không đầy đủ, người khởi kiện có trách nhiệm thu thập hồ sơ, tài liệu để hoàn thiện hồ sơ ly hôn. Có thể thay CMND bằng CCCD hoặc hộ chiếu của chồng nếu có.

Pháp luật cũng quy định đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ; quản lý tài liệu cung cấp tài liệu cho mình. Hiện nay, thông tin về nhân thân, CMND của cá nhân do cơ quan công an quản lý. Tuy nhiên, vì lý do bảo mật thông tin công dân, không thể yêu cầu cơ quan công an cung cấp thông tin; CMND/CCCD của vợ/chồng cho mình.

Để giải quyết việc ly hôn nhưng không cung cấp được giấy tờ; kể cả khi người khởi kiện đã áp dụng mọi biện pháp luật định để thu thập tài liệu; đã yêu cầu cơ quan, cá nhân, tổ chức đang lưu giữ tài liệu cung cấp nhưng không được, pháp luật quy định đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu. 

Vậy, theo các quy định trên, bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn khi không có CMND của chồng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hôn nhân và gia đình do Luật Đại Nam cung cấp về vấn đề: Ly hôn đơn phương không có CMND của chồng phải làm sao? Khi thực hiện thủ tục ly hôn thì cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cùng với giấy tờ đi kèm theo đúng quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục Ly hôn xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Các bài viết có liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488