Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?

by Trần Giang

Hiện nay khi muốn thực hiện thủ tục ly hôn thì việc chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đầy đủ rất quan trọng. Liên quan đến vấn đề nuôi con, giấy khai sinh là giấy tờ mà vợ, chồng phải cung cấp cho Toà án. Vậy khi mất giấy khai sinh của con thì có ly hôn được không? Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung: Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?

Ly-hon-nhung-mat-giay-khai-sinh-cua-con-co-lam-duoc-khong.jpg

Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Luật Hộ tịch năm 2014

Ai là người có quyền nộp đơn ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Vậy trừ các trường hợp đặc biệt thì người có quyền yêu cầu ly hôn đó là Vợ hoặc chồng. Tuy nhiên với các trường hợp khác nhau thì luật hôn nhân và gia đình sẽ quy định cụ thể từng đối tượng nộp đơn như sau:

  • Đối với ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương thì cả vợ và chồng đều có quyền nộp đơn ly hôn để Yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Trường hợp ly hôn mà người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì: chỉ có người vợ mới được yêu cầu ly hôn.
  • Trường hợp giải quyết ly hôn cho một trong hai bên  bị tâm thần hoặc mắc chứng bệnh không đủ nhận thức thì: Vợ , chồng, cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Hồ sơ giải quyết ly hôn bao gồm những gì?

Từ thực tế, số lượng các đôi vợ chồng lựa chọn hình thức ly hôn để giải thoát cho chính cuộc hôn nhân của chính mình ngày càng nhiều. Kèm theo đó là những thắc mắc liên quan đến các loại giấy tờ mà hai bên cần cung cấp khi ly hôn bao gồm những loại giấy tờ gì?

Vậy khi tiến hành thủ tục ly hôn thì các cặp đôi vợ chồng cần cung cấp các loại giấy tờ sau:

Đối với ly hôn thuận tình:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo đúng mẫu được phát hay bán tại Tòa án nơi bạn lựa chọn giải quyết ly hôn).
  • Giấy đăng ký kết hôn bản gốc. Trường hợp mất bản gốc của đăng ký kết hôn bạn có thể trở về UBND cấp xã/ phường nơi ngày xưa hai vợ chồng đăng ký kết hôn để xin trích lục đăng ký kết hôn
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng bản sao công chứng.
  • Sổ hộ khẩu, hoặc xác nhận cư trú của hai vợ chồng bản sao công chứng.
  • Giấy khai sinh của con chung bản sao công chứng (nếu có có chung);

Khi cả hai vợ, chồng đều quyết định ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, khi làm đơn ly hôn thuận tình, bắt buộc cả vợ và chồng đều phải ký và cũng lên Tòa khi có các phiên triệu tập hòa giải từ Tòa án.

Đối với đơn phương ly hôn:

Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là hình thức mà vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống vợ chồng không thể duy trì thêm, quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng do bạo lực gia đình hoặc do người kia vi phạm nghĩa vụ của mình…Khi ly hôn đơn phương cần cung cấp những loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn/ đơn khởi kiện ly hôn (theo đúng mẫu được phát hay bán tại Tòa án nơi bạn lựa chọn giải quyết ly hôn).
  • Giấy đăng ký kết hôn bản gốc. Trường hợp mất bản gốc của đăng ký kết hôn bạn có thể trở về UBND cấp xã/ phường nơi ngày xưa hai vợ chồng đăng ký kết hôn để xin trích lục đăng ký kết hôn
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng bản sao công chứng.
  • Sổ hộ khẩu, hoặc xác nhận cư trú của hai vợ chồng bản sao công chứng.
  • Giấy khai sinh của con chung bản sao công chứng (nếu có có chung);
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản, như giấy tờ xe, giấy tờ nhà đất (nếu có yêu cầu giải quyết về tài sản).

Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không?

Căn cứ theo giấy tờ tài liệu cần cung cấp khi ly hôn ở trên thì Giấy khai sinh của con là một thành phần hồ sơ bắt buộc phải có. Bạn có thể xử lý theo các cách sau:

Cách 1: Tới ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trước đây cấp Giấy khai sinh gốc cho con để được xin cấp lại bản sao

Cách 2:  Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch. Theo Điều 63 Luật hộ tịch năm 2014 việc cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký.

Thẩm quyền cấp bản sao trích lục thuộc về UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.

Để việc thực hiện được nhanh chóng, hãy cung cấp đầy đủ thông tin như: họ và tên con, họ và tên cha mẹ, ngày tháng năm sinh, ngày tháng đăng ký khai sinh… Sau đó, cán bộ tư pháp sẽ hỗ trợ bạn trích lục và cho một giấy hẹn để nhận kết quả. Tới ngày hẹn, bạn tới UBND xã nhận kết quả là đã có đủ hồ sơ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hôn nhân và gia đình do Luật Đại Nam cung cấp về vấn đề: Ly hôn nhưng mất giấy khai sinh của con có làm được không? Khi thực hiện thủ tục ly hôn thì cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cùng với giấy tờ đi kèm theo đúng quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục Ly hôn xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Các bài viết có liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488