Trong hoạt động kinh doanh thì các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng có thể được hưởng ưu đãi về thuế là được miễn thuế khoán. Vậy hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có được miễn giảm thuế không? Mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh như thế nào? Hãy cũng Luật Đại Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Hộ kinh doanh có được miễn giảm thuế không?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC ghi nhận về việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau:
Nguyên tắc tính thuế
- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, quy định trên cho thấy chỉ khi doanh thu của hộ kinh doanh dưới 100 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Doanh thu của hộ kinh doanh được hiểu là từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
>> Xem thêm: Mã số thuế hộ kinh doanh có phải là mã số thuế cá nhân không ?
Quy trình miễn, giảm thuế hộ kinh doanh
*Trình tự thực hiện:
– Bước 1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng kinh doanh thì gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn.
– Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:
+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
+ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
– Cách thức thực hiện:
+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan Thuế;
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;
Mẫu Đơn Xin Giảm Thuế Hộ Kinh Doanh
Mẫu Văn bản đề nghị miễn/giảm thuế ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính như sau:
Mẫu số: 01/MGTH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày……….tháng ……..năm ……
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾ
Kính gửi: …(Tên cơ quan thuế)…………………………………………………………….
Tên người nộp thuế: ………………………………………….….………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………….………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………….…………………………..…
Quận/huyện: ………………………………. Tỉnh/thành phố:……………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: ……………… E-mail: …………….………………
Đề nghị được miễn (giảm) thuế với lý do và số thuế miễn (giảm) cụ thể như sau:
- Lý do đề nghị miễn (giảm) thuế:
– ……………………………………………………………………………………………….
(Ghi rõ loại thuế đề nghị miễn (giảm); căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để đề nghị miễn (giảm) thuế: thuộc đối tượng, trường hợp được miễn (giảm) nào, lý do cụ thể như: thu nhập thấp, nghỉ kinh doanh, thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ (ghi cụ thuể số tài sản bị thiệt hại, số lỗ)… Trường hợp đề nghị miễn (giảm) thuế tài nguyên thì cần ghi rõ thêm loại tài nguyên, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ).
- Xác định số thuế được miễn:
(Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam)
STT | Loại thuế đề nghị miễn (giảm) | Kỳ
tính thuế |
Số tiền thuế đề nghị miễn (giảm) | Số tiền thuế đã nộp (nếu có) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1. | Thuế TNDN | |||
2. | Thuế TTĐB | |||
…. | ……… | |||
Cộng |
- Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao)
(1) ………………..
(2) …………………….
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có) |
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn: Xác nhận của cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng: (đối với cá nhân, hộ gia đình) |
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện hành – Luật Đại Nam
Phí bảo vệ môi trường có phải chịu thuế GTGT? – Luật Đại Nam
Nghị định 15 giảm thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam
Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp – Luật Đại Nam