Cùng với đổi mới thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã, đang và sẽ ngày càng phát triển, những tòa nhà cao tầng cao ốc chọc trời dần xuất hiện nhiều hơn và trở thành hình ảnh quen thuộc ở các tỉnh, thành phố lớn của nước ta. Do nhu cầu xây dựng căn hộ chung cư, nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất,… ngày càng lớn. Vì thế rất cần những công ty xây dựng ra đời để đáp ứng những nhu cầu trên.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020)
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điều kiện để doanh nghiệp thành lập công ty xây dựng
Ta có thể chia công ty xây dựng thành 2 nhóm chính:
– Công ty chuyên về thi công xây dựng
– Công ty kinh doanh các ngành nghề liên quan đến thiết kế xây dựng và giám sát thi công.
Theo như pháp luật hiện hành quy định, những công ty xây dựng chuyên về thi công xây dựng không đòi hỏi điều kiện về vốn điều lệ, người góp vốn, chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm.
Đối với các công ty kinh doanh về các ngành nghề liên quan đến thiết kế xây dựng và giám sát thi công yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Luật xây dựng đã quy định các ngành nghề xây dựng thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện như:
+ Kinh doanh ngành nghề tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề khảo sát xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề đầu tư, giám sát, thi công công trình.
+ Kinh doanh ngành nghề thi công xây dựng công trình.
+ Kinh doanh ngành nghề liên quan đến hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài.
+ Kinh doanh ngành nghề quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề quản lý, vận hành nhà chung cư.
+ Kinh doanh ngành nghề quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng.
+ Kinh doanh ngành nghề thiết lập quy hoạch xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện.
Mỗi ngành nghề có những quy định cụ thể được ghi rõ trong điều luật.
Xem thêm: Giấy đề nghị thành lập công ty
Thành lập công ty xây dựng cần những gì?
Để thành lập công ty xây dựng, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu của thành viên hoặc cổ đông góp vốn;
– Thông tin cần thiết cho việc soạn hồ sơ như tên, địa chỉ công ty; ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ…..vv.
– Hợp đồng thuê nhà kèm theo giấy phép xây dựng chứng minh tòa nhà đặt trụ sở chính có chức năng kinh doanh văn phòng (trường hợp trụ sở chính đặt tại các tòa nhà)
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
– Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập cty là công ty TNHH 2 tv trở lên/công ty cổ phần.
Mở công ty xây dựng cần bao nhiêu vốn
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng không nằm trong nhóm các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định vì thế khi muốn thành lập công ty xây dựng thì không cần chứng minh vốn và cũng không bị ràng buộc bởi số vốn đăng ký.
Do đó khi muốn thành lập công ty xây dựng thì bạn có thể chủ động lựa chọn 1 mức vốn bất kỳ để đăng ký kinh doanh. Các công ty xây dựng thường đưa ra mức vốn điều lệ khá cao vì mức vốn này sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu sau này.
Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp hàng năm phải đóng như sau:
– Vốn điều lệ mà trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài sẽ là 3 triệu đồng /1 năm.
– Vốn điều lệ mà từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài sẽ là 2 triệu đồng/1 năm.
Điều kiện mở công ty xây dựng
Để thành lập công ty nói chung và công ty xây dựng nói riêng, điều đầu tiên bạn cần làm là phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản để có thể đăng ký cấp phép thành lập công ty xây dựng. Những yêu cầu đó là:
– Cá nhân phải là người Việt Nam và phải từ đủ 18 tuổi trở lên, nếu là tổ chức thì cần có tư cách pháp nhân
– Không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Nếu bạn đăng ký các ngành nghề khác như kiến trúc, thiết kế hạ tầng, giám sát thi công thì người chủ doanh nghiệp, người đồng sáng lập doanh nghiệp cần có chứng chỉ hành nghề và yêu cầu có vốn điều lệ của công ty
Xem thêm: Những đối tượng không thể thành lập công ty
Một số mã ngành kinh doanh để thành lập công ty xây dựng
Tên ngành | Mã ngành |
Xây dựng nhà không để ở | 4102 |
Xây dựng công trình đường sắt | 4211 |
Xây dựng công trình đường bộ | 4212 |
Xây dựng công trình điện | 4221 |
Xây dựng công trình cấp, thoát nước | 4222 |
Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc | 4223 |
Xây dựng công trình công ích khác | 4229 |
Xây dựng công trình thủy | 4291 |
Xây dựng công trình khai khoáng | 4292 |
Xây dựng công trình chế biến, chế tạo | 4293 |
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác | 4299 |
Phá dỡ | 4311 |
Chuẩn bị mặt bằng
(Không bao gồm dò mìn, nổ mìn và hoạt động khác tương tự tại mặt bằng xây dựng) |
4312 |
Lắp đặt hệ thống điện | 4321 |
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí | 4322 |
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác:
Chi tiết: – Lắp đặt hệ thống thiết bị khác không phải hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí hoặc máy công nghiệp trong các công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng, bao gồm cả bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị này. – Lắp đặt hệ thống thiết bị trong công trình nhà và công trình xây dựng khác như: + Thang máy, thang cuốn, + Cửa cuốn, cửa tự động, + Dây dẫn chống sét, + Hệ thống hút bụi, + Hệ thống âm thanh, + Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung. + Hệ thống camera |
4329
QĐ 27 |
Hoàn thiện công trình xây dựng | 4330 |
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác:
Chi tiết: – Hoạt động xây dựng chuyên biệt sử dụng trong tất cả các kết cấu công trình nhưng yêu cầu phải có kỹ năng riêng chuyên sâu hoặc phải có thiết bị chuyên môn hóa như: + Xây dựng nền móng, bao gồm cả ép cọc, + Thi công cọc khoan nhồi mini và cọc đường kính lớn; + Các công việc về chống ẩm và chống thấm nước, + Chống ẩm các toà nhà, + Lắp dựng các kết cấu thép không thể sản xuất nguyên khối, + Uốn thép, + Xây gạch và đặt đá, + Lợp mái các công trình nhà để ở, + Lắp dựng và dỡ bỏ cốp pha, giàn giáo, loại trừ hoạt động thuê cốp pha, giàn giáo, + Lắp dựng ống khói và lò sấy công nghiệp, + Các công việc đòi hỏi chuyên môn cần thiết như kỹ năng trèo và sử dụng các thiết bị liên quan, ví dụ làm việc ở tầng cao trên các công trình cao. – Các công việc dưới bề mặt; – Thuê cần trục có người điều khiển. |
4390
QĐ 27 |
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết: Hoạt động kiến trúc: -Cung cấp các dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ phác thảo, dịch vụ kiểm định xây dựng như: + Thiết kế kiến trúc công trình; + Thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; + Thiết kế cơ – điện công trình; + Thiết kế cấp – thoát nước công trình; + Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. (Khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ xây dựng) – Giám sát công tác xây dựng bao gồm: + Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; + Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông; + Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. – Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình. – Giám sát khảo sát địa hình, địa chất công trình. (Khoản 9 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ xây dựng) Dịch vụ tư vấn đấu thầu (Điều 113, Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP) |
7110 |
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến Bán buôn xi măng Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi Bán buôn kính xây dựng Bán buôn sơn, vécni Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh Bán buôn đồ ngũ kim |
4663 |
Kinh nghiệm mở doanh nghiệp xây dựng
Thứ nhất: Cần lựa chọn loại hình công ty
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều loại hình công ty cho bạn lựa chọn, ví dụ như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,..v.v. Dựa vào nhu cầu hiện tại của công ty mà bạn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Nếu bạn là người muốn gây dựng sự nghiệp riêng cho mình thì công ty TNHH là một sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Vì nó có những lợi thế về vốn, rủi ro không cao và lợi ích quyền lợi được tối ưu hóa cho người sở hữu.
Thứ hai: Chọn tên công ty
Tên công ty không bị trùng lặp với tên công ty khác và phải là duy nhất. Trước khi quyết định lấy cái tên nào đó thì nên tra cứu tên công ty mà bạn muốn đặt tại địa chỉ trên trang web để biết xem có trùng với tên công ty nào khác không.
Và để tránh trường hợp tên công ty bị trùng hay đã được đăng ký sử dụng thì bạn nên dự liệu sẵn 3-4 tên công ty.
Thứ 3: Về vốn điều lệ
Như đã nói ở phần 1 thì các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng không nằm trong nhóm các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định vì thế khi muốn thành lập công ty xây dựng thì không cần chứng minh vốn và cũng không bị ràng buộc bởi số vốn đăng ký.
Do đó khi muốn thành lập công ty xây dựng thì bạn có thể chủ động lựa chọn 1 mức vốn bất kỳ để đăng ký kinh doanh. Các công ty xây dựng thường đưa ra mức vốn điều lệ khá cao vì mức vốn này sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu sau này.
Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp hàng năm phải đóng như sau:
– Vốn điều lệ mà trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài sẽ là 3 triệu đồng /1 năm.
– Vốn điều lệ mà từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài sẽ là 2 triệu đồng/ 1 năm.
Thứ tư: Đối với từng ngành nghề kinh doanh
Một số ngành nghề như giám sát, tư vấn công trình xây dựng, thiết kế, khảo sát công trình thì cần phải có chứng chỉ hành nghề.
Vì thế, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong ngành nghề và công việc mà mình hướng tới.
Thứ năm: Chọn địa chỉ công ty
Là một doanh nghiệp thì phải có địa chỉ liên lạc, trụ sở vận hành công ty cụ thể thì mới được cấp phép đăng ký hoạt động.
Vì thế bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một trụ sở công ty hoặc các giấy tờ liên quan đến thuê trụ sở nếu văn phòng làm trụ sở của công ty bạn là nơi đi thuê.
Thứ sáu: Về hồ sơ thành lập công ty
Để hoàn thiện hồ sơ gửi lên Sở Kế hoạch & đầu tư thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký kinh doanh
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên)
– Danh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần)
Một số giấy tờ khác có liên quan…
Số lượng là 01 bộ và nộp lên cho Sở KHĐT, sau thời hạn 3 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ thì Sở KHĐT sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Quy trình thành lập doanh nghiệp xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập công ty cổ phần xây dựng
Để thành lập một công ty xây dựng bạn phải chuẩn bị các giấy tờ và thông tin như sau:
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên công ty của mình dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty bạn có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
– Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty, đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Xác định mức vốn điều lệ của công ty
Lưu ý: Đối với việc xác định vốn điều lệ của các công ty xây dựng, đấu thầu cần đánh giá hồ sơ năng lực pháp lý cho các dự án của công ty thì công ty nên cân nhắc về mức vốn điều lệ cho phù hợp với mục đích chiến lược kinh doanh của công ty.
– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật
– Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam: lĩnh vực kinh doanh xây dựng (như bảng mã các ngành nghề chúng tôi hướng dẫn nêu trên bài viết này); …
– Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ thành lập công ty bao gồm
Để thành lập công ty xây dựng bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên/ cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.
Bước 4: Các thủ tục về thuế và đặt in hóa đơn sau khi thành lập công ty xây dựng
– Doanh nghiệp mua chữ ký số, Nộp tờ khai lệ phí môn bài, Nộp lệ phí môn bài
– Làm hóa đơn điện tử (nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn): Hiện nay theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ –CP Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 trở đi hoặc doanh nghiệp thành lập trước thời điểm này mà chưa làm hóa đơn giấy, nếu co nhu cầu sử dụng hóa đơn thì sẽ tiến hành làm hóa đơn điện tử.“Hóa đơn điện tử có giá trị giống như hóa đơn giấy”.
– Kê khai và nộp thuế GTGT: Theo quy định tại TT 93/2017 TT-BTC có hiệu lực từ 05/11/2017 doanh nghiệp không phải chuyển đổi việc kê khai GTGT giữa phương pháp trực tiếp và khấu trừ bằng việc nộp mẫu 06/GTGT mà sẽ chọn lựa phương pháp kê khai bằng việc báo cáo trong quý đầu tiên (quý doanh nghiệp được cấp phép hoạt động )
– Khai Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp:
+ Doanh nghiệp mới thành lập : Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý
+ Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý : chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau.
– Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Trong trường hợp trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai.
Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập công ty của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
- Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
- Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Vấn đề cần lưu ý sau khi thành lập công ty là gì
Quy định độ tuổi thành lập doanh nghiệp như thế nào
Mẫu quyết định thành lập chi nhánh mới nhất