Mức bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật

by Nguyễn Thị Giang

Khi một bên đơn chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật thì phải có trách nhiệm bồi thường các tổn hại về vật chất và tinh thần cho bên còn lại. Từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, mức bồi thường này được quy định như thế nào? Qua bài viết dưới đây thì Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc Mức bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật

Cơ sở pháp lý

  • Luật dân sự 2015
  • Luật lao động 2019

Thế nào là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật.

BLLĐ 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Do đó, nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:

– NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;

– NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;

– NSDLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;

– Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…

Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Bộ luật lao động 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (Điều 35, Điều 36); và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 37). Do đó, không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:

  • Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;
  • Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;
  • Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…

Ở đây, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các căn cứ chấm dứt; hoặc không tuân thủ thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là vừa phải có căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật; vừa phải thực hiện thủ tục báo trước đúng pháp luật. Nếu vi phạm các quy định đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là trái pháp luật; và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Mục đích của việc đưa ra quy định này là nhằm đảm bảo cho hoạt động lao động luôn được duy trì; tránh thiệt hại cho các bên.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật phải bồi thường bao nhiêu?

Bộ luật Lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:

Đối với người sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:

Nhận lại người lao động vào làm việc, NSDLĐ phải:

  • Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
  • Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

 Người lao động không muốn làm việc, NSDLĐ phải trả:

  • Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
  • ​Trợ cấp thôi việc cho người lao động.

NSDLĐ không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:

  • Các khoản tiền ở trường hợp 2;
  • Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Đối với người lao động

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:

  • Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;
  • Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
  • Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của NSDLĐ).

Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mức bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488