Nhiều cá nhân khi bắt đầu khởi nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh băn khoăn nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Mỗi loại hình đều có các ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Quy định pháp luật về công ty, hộ kinh doanh
Theo Luật doanh nghiệp 2020 giải thích: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Theo đó, có những loại hình doanh nghiệp sau:
– Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Doanh nhiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
>> Xem thêm: Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty, hộ kinh doanh
Tiêu chí | Thành lập công ty | Hộ kinh doanh |
Ưu điểm | – Thủ tục thành lập phức tạp hơn theo trình tự, thủ tục, điều kiện luật định.
– Ngoài công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì đối với các loại hình còn lại, chủ sở hữu, thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong khả năng vốn góp của mình. – Dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, không bị giới hạn lao động – Có thể tiếp cận huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau. |
– Thủ tục thành lập đơn giản, dễ dàng
– Vốn điều lệ không yêu cầu tối thiểu là bao nhiêu. – Tự làm chủ và điều khiển việc kinh doanh của mình. – Đóng mức thuế cố định vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu của từng năm
|
Nhược điểm | – Chịu ràng buộc về số vốn tối thiểu của công ty tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động kinh doanh.
– Thủ tục giải thể công ty phức tạp hơn hộ kinh doanh. |
– Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất và k được thành lập công ty hay tham gia góp vốn thành lập công ty khác.
– Khó mở rộng hoạt động kinh doanh bởi không được huy động thêm vốn bên ngoài. |
Có thể thấy tùy thuộc vào nhu cầu mở rộng thị trường, tình hình thực tế, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của cá nhân để chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Như vậy, nếu cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thì nên chọn loại hình hộ kinh doanh. Mặt khác, muốn thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn thì có thể tham khảo lựa chọn các loại hình công ty.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM