Thành lập công ty xây dựng có cần bằng cấp không?

by Hồng Hà Nguyễn

Thành lập công ty xây dựng có cần bằng cấp không? Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục thành lập công ty xây dựng? Cùng Luật Đại Nam làm rõ vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Thành lập công ty xây dựng có cần bằng cấp không?

Thành lập công ty xây dựng có cần bằng cấp không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xây dựng 2014

Công ty xây dựng là gì?

Doanh nghiệp/công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp/công ty là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp.

Công ty xây dựng là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Thành lập công ty xây dựng bản chất cũng là thành lập công ty. Việc thành lập sẽ tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục nhất định.

Thành lập công ty xây dựng có cần bằng cấp

Theo quy định của pháp luật, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi thành lập doanh nghiệp thì phải đảm bảo những điều kiện nhất định.

+ Trường hợp thành lập công ty xây dựng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện thì khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động không cần cung cấp bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hay các yêu cầu khác của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký đầy đủ hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cứ thế tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.

+ Trường hợp thành lập công ty xây dựng thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện thì yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau: chứng chỉ/bằng cấp, vốn pháp định,… Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà cũng đáp ứng các điều kiện khác nhau. Nhóm ngành nghề xây dựng.

Như vậy căn cứ vào các ngành nghề hoạt động xây dựng mà người thành lập doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì mới xác định có cần phải cung cấp bằng cấp và chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh có điều kiện đó.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực xây dựng

Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực Xây dựng gồm:

– Kinh doanh bất động sản;

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản;

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

– Kinh doanh dịch vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án;

– Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng;

– Kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

– Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

– Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình;

– Kinh doanh dịch vụ lập, thẩm tra xây dựng dự án đầu tư xây dựng;

– Hoạt động xây dựng của nhà đầu tư nước ngoài;

– Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Kinh doanh dịch vụ kiểm định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;

– Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng, cây xanh;

– Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng dùng chung;

– Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

– Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện;

– Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm Serpentine.

>> Xem thêm: Mẫu thông báo thay đổi địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện về về bằng cấp chuyên môn

Mỗi loại sẽ có điều kiện về bằng cấp chuyên môn phù hợp với hoạt động xây dựng tương ứng. Ví dụ trong ngành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng:

Theo quy định tại Điều 155 Luật xây dựng 2014 thì các tổ chức thành lập trong lĩnh vực tư vấn giám sát, thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng cần đáp ứng các điều kiện về:

– Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng

– Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.

Trong đó điều kiện về chứng chỉ hành nghề hay chứng chỉ năng lực có thể được xem là loại bằng cấp mang tính chuyên môn mà chủ thể cần phải đáp ứng. Để được cấp loại bằng cấp này thì cần đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điều 49, điều 50, điều 66 Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm:

– Điều kiện đối với năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng sẽ được chia theo từng hạng của công trình xây dựng như sau:

+ Hạng I: Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng

+ Hạng II: Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng IIphù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng

+ Hạng III: Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng.

– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

+ Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại

+ Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại

+ Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:

+ Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng I; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ

+ Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ

+ Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488