Nghỉ ngang thì làm cách nào để được trả sổ bảo hiểm xã hội

by Trần Giang

Khi làm việc tại doanh nghiệp, rất nhiều trường hợp người lao động sau khi nghỉ việc không được doanh nghiệp hỗ trợ chốt và trả lại sổ Bảo hiểm xã hội. Vậy cách giải quyết sẽ như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin về: Nghỉ ngang thì làm cách nào để được trả sổ bảo hiểm xã hội.

Nghi-ngang-thi-lam-cach-nao-de-duoc-tra-so-bao-hiem-xa-hoi.jpg

Nghỉ ngang thì làm cách nào để được trả sổ bảo hiểm xã hội.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật Lao động năm 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Nghỉ ngang là cách gọi khác của trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật là người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo với người sử dụng lao động trước 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn hoặc 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

Nghỉ ngang công ty có chốt sổ bảo hiểm không?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định rõ về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định nghĩa vụ của người lao động khi nghỉ ngang như sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền lương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

 5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào những quy định trên, ta có thể thấy rất rõ; trách nhiệm chốt sổ BHXH sẽ do người sử dụng lao động thực hiện, đồng thời có sự phối hợp của cơ quan BHXH. Và công ty sẽ phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.

Nghỉ ngang thì làm cách nào để được trả sổ bảo hiểm xã hội?

Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền

Trình tự thủ tục khiếu nại sẽ được thực hiện theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

– Khiếu nại lần 2: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019; những tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội; người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải.

Trường hợp này, người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình.

Không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động công ty có bị phạt không?

Việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp cố tình không chốt sổ cho người lao động; công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận; và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động; sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP  mức phạt như sau:

– Phạt từ 01 – 02 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;

– Phạt từ 02 – 05 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;

– Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;

– Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;

– Phạt từ 15 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 300 người lao động trở lên.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 40 Nghị định này, người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định còn bị phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động và tối đa không quá 75 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Đại Nam về: Nghỉ ngang thì làm cách nào để được trả sổ bảo hiểm xã hội? Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488