Với một lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội đăc biệt là lao động nữa thì chế độ thai sản là chế độ được quan tâm nhiều nhất. Ai cũng nắm được rằng khi sinh con người lao động được nghỉ 6 tháng. Tuy nhiên thời gian nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào và được tính ra sao vẫn là câu hỏi của nhiều người. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ chia sẻ rõ hơn để mọi người cùng hiểu và được hưởng đúng quyền lợi của mình.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nội Dung Chính
Mức hưởng chế độ thai sản
Trước khi trả lời cho câu hỏi nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào, chúng ta cần nắm được, quyền lợi mà người lao động được hưởng khi sinh con.
Thứ nhất, trợ cấp một lần khi sinh con:
Theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi sinh con lao động nữ được hưởng trợ cấp một lần tính bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
Cụ thể mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng, do đó trợ cấp một lần bằng 2 x 1,49 triệu = 2,98 triệu đồng.
Và mức lương cơ sở sẽ được thay đổi đến ngày 01/07/2023 là 1,8 triệu đồng.
Thứ hai, tiền thai sản được hưởng khi nghỉ thai sản:
Thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng.
Mức hưởng thai sản = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thứ ba, tiền dưỡng sức sau sinh:
Theo quy định, tiền dưỡng sức sau sinh của lao động nữ sẽ được hưởng là 30% mức lương cơ sở.
Người lao động nữ có thể được nghỉ hưởng thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
Người lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ thời điểm thai đủ 7 tháng 10 ngày. Vì căn cứ theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng; trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Khi mang thai bạn sẽ có ngày dự sinh, căn cứ vào ngày dự sinh sẽ tính được thời điểm 2 tháng trước khi sinh để bạn được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Phụ nữ mang thai thường sẽ kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày, do đó thời điểm 2 tháng trước khi sinh sẽ rơi vào thời điểm thai kỳ đủ 7 tháng 10 ngày.
Tuy nhiên, nếu trước khi sinh con người lao động nữ vẫn đủ sức khỏe để làm việc bình thường hoặc người lao động muốn có thời gian chăm sóc con sau khi sinh hoàn toàn có thể bắt đầu nghỉ thai sản kể từ ngày sinh con.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Tùy từng trường hợp hưởng chế độ thai sản mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ là khác nhau. Cụ thể:
Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai
– Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện; trường hợp chuyển tuyến KCB trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Lao động nữ sinh con
– Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
– Trường hợp con chết sau khi sinh: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con, bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con; nếu chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
– Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con: Có thêm bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
– Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: Có thêm Biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
– Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai: Có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con
– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh của con;
– Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà Giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi, nếu không thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
– Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về vấn đề nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục bảo hiểm xã hội xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM