Nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty?

by Lê Vi

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người lao động trong công ty cổ phần mua cổ phần của công ty như một hình thức đầu tư cũng như ủng hộ hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, một băn khoăn thường thấy đó là, nếu người lao động nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty hay không? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Cổ phần là gì?

Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông

  • Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần.
  • Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không.

Cổ phần gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.

Nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty?

Nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty?

Đặc điểm của cổ phần

  • Cổ phần là một đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty, nó là căn cứ pháp lý xác lập tư cách thành viên của công ty, bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty, nó có hiệu lực tuyệt đối, người nắm giữ cổ phần có đầy đủ quyền năng và duy nhất, trực tiếp thực hiện quyền của mình đối với công ty. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu chúng các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
  • Cổ phần được xác định mệnh giá do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần, giá chào bán cổ phần do hội đồng quản trị của công ty quyết định nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp pháp luật có quy định
  • Tính không thể phân chia bởi cổ phần là phần vốn nhỏ nhất và bằng nhau trrong vốn điều lệ.
  • Tính dễ dàng chuyển nhượng. Đây cũng là điểm đặc trưng của công ty cổ phần, bởi công ty cổ phần là loại hình công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, nghĩa là tất cả những thuộc tính của công ty đối vốn đều được thể hiện đầy đủ nhất trong công ty cổ phần. về phương diện kinh tế, tính dễ dàng chuyển nhượng cổ phần tạo ra sự năng động về vốn song vẫn giữ được tính ổn định về tài sản của công ty. về phương diện pháp lý thì khi một nguời đã góp vốn vào công ty thì họ không có quyền rút vốn ra khỏi công ty, trừ trường hợp công ty giải thế. Bởi lẽ công ty cổ phần là một pháp nhân có tài sản riêng độc lập với tài sản của các thành viên đã tạo lập ra nó.

Chính sách bán cổ phần cho người lao động

Cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động

Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được quy định như sau:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác (không bao gồm người lao động của Công ty mẹ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách tại doanh nghiệp cấp II đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con) chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.
    Người quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả người đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách) tại doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (doanh nghiệp cấp II), chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
    Người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (nếu có) của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
  • Tổng giá trị của số cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động tính theo mệnh giá tối đa không vượt quá giá trị phần vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ và người quản lý của DN cổ phần hóa

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần theo quy định sau:

  • Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động. Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Hội nghị người lao động của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
  • Giá bán cổ phần cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản này là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.
  • Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần theo một mức xác định tại điểm a khoản này.
  • Số cổ phiếu người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.

Trường hợp công ty cổ phần thực hiện thay đổi cơ cấu, công nghệ, di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa.

Người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu chuyển thành công ty cổ phần thông qua Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này được áp dụng các chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Người lao động có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần được mua theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện đăng ký mua đấu giá công khai theo quy định như các nhà đầu tư khác.

Nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty?

Theo quy định tại Bộ luật lao động, người lao động làm theo hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Khi người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương, nếu có.

Ngoài ra, người lao động còn được nhận các khoản tiền khác như: Tiền những ngày nghỉ phép hàng năm (nếu còn) mà trong thời gian làm việc chưa nghỉ; các khoản trợ cấp hoặc các quyền lợi vật chất khác quy định tại Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp (nếu có); được nhận sổ lao động; được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước

Trong trường hợp người lao động là cổ đông phổ thông của công ty thì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, người lao động có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp người lao động là cổ đông sáng lập.

Người lao động là cổ đông phổ thông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.

Theo các quy định nói trên thì số cổ phần đã mua là tài sản thuộc sở hữu của bạn, bạn không phải hoàn trả lại số cổ phần bạn đã mua khi không còn làm việc cho công ty. Tuy nhiên, bạn cũng không được rút vốn đã góp bằng cổ phần ra khỏi công ty nhưng có quyền giữ lại số cổ phần được sở hữu để hưởng cổ tức hoặc chuyển nhượng cho người khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề về Nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488