Người có quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH một thành viên?

by Hồng Hà Nguyễn

Người có quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH một thành viên là ai? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để tìm hiểu về vấn đề trên.

Người có quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH một thành viên?

Người có quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH một thành viên?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật lao động 2019
  • Luật Doanh nghiệp 2020

Ai là người có quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH một thành viên?

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của doanh nghiệp.

Theo thông tin anh cung cấp, giám đốc công ty anh đồng thời giữ vị trí người đại diện theo pháp luật của công ty. Do vậy, đây là người có thẩm quyền thay mặt công ty ký kết hợp đồng lao động với người lao động trong công ty.

Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 lại xác định: người đại diện không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, theo quy định này, giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty nên không thể vừa ký hợp đồng lao động nhân danh công ty vừa ký với tư cách người lao động được.

Do đó, trường hợp này, giám đốc có thể ủy quyền cho một người khác ký hợp đồng lao động với mình để đảm bảo thực hiện đúng quy định.

>> Xem thêm: Điều lệ công ty có được quy định về nhiệm kỳ của Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên hay không?

Quy định về tiêu chuẩn chọn giám đốc

Theo quy định tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì điều kiện và tiêu chuẩn làm tổng giám đốc, giám đốc như sau:

1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có thể được bổ nhiệm làm tổng giám đốc.

Giám đốc công ty có được đóng bảo hiểm xã hội

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động…

Theo quy định trên, giám đốc không được ký kết hợp đồng lao động với công ty nhưng sẽ được áp dụng theo các chế độ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, giám đốc sẽ tham gia đóng bảo hiểm xã hội như một người lao động bình thường.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488