Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?

by Hủng Phong

Khi giao kết hợp đồng lao động để tránh trường hợp làm hợp đồng vô hiệu thì cần phải hiểu rõ hơn về Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019
  • Bộ luật Dân sự 2015

Nguyên tắc giao kết hợp đồng là gì?

Căn cứ Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Các bên có thể tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Hậu quả pháp lý của việc ép buộc NLĐ phải chấp nhận các điều khoản bất lợi mà công ty tuyển dụng đưa ra?

Như đã trình bày, việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc mà pháp luật đề ra. Việc công ty ép buộc người lao động ký hợp đồng lao động với các điều khoản bất lợi cho họ, không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng nêu trên là vi phạm quy định của pháp luật. Dẫn đến hợp đồng lao động đã ký giữa hai bên bị vô hiệu.

Tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;

c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng

Như vậy, có thể thấy, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng, cụ thể là sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực thuộc trường hợp hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ.

>>>>Xem thêm: Hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất

Xử lý như thế nào khi hợp đồng lao động bị vô hiệu?

Tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu như sau:

2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.

Hướng dẫn chi tiết nội dung này, tại Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:

a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;

b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;

c) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

hư vậy, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Chính vì vậy, mặc dù vi phạm nguyên tắc giao kết, hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ nhưng các bên có thể ký lại theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không ký kết lại thì hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

>>>>Xem thêm: Hợp đồng có hiệu lực khi nào

Tại sao bạn nên lựa chọn Dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488