Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

by Thảo Mai

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Luật Đầu tư 2020
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Hợp đồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng  tài sản…

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng đang được phát triển và đẩy mạnh tại Việt Nam. Có rất nhiều công ty nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam một cách dễ dàng thường sẽ chọn ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với một công ty tại Việt Nam để có thể thuận tiện cho việc làm ăn buôn bán. Chính vì thế ngày nay càng có nhiều doanh nghiệp ký kết loại hợp đồng này.

Theo quy định tạ khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau:

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Các loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh có rất nhiều nguy cơ phát sinh tranh chấp xảy ra, trong số đó các tranh chấp phát sinh xảy ra nhiều nhất có thể kể đến như tanh chấp về tài sản, lợi tức trong hợp đồng, tranh trong việc quản lý việc kinh doanh theo hợp đồng, tranh chấp về việc rút vốn, chấm dứt hợp đồng BCC, tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.

Thứ nhất: Tranh chấp về tài sản, lợi tức trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp như sau:

– Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

– Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Thứ hai: Tranh trong việc quản lý việc kinh doanh theo hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau:

– Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Thứ ba: Tranh chấp về việc rút vốn, chấm dứt hợp đồng BCC.

Theo quy định tại Điều 50 Luật Đầu tư 2020 quy định về chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC như sau:

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.

– Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành bao gồm:

  • Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
  • Danh sách người lao động, quyền và lợi ích của người lao động đã được giải quyết;
  • Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế;
  • Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản sao hợp đồng BCC.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.

Thứ tư: Tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.

– Trường hợp phát sinh tranh chấp đầu tư quốc tế, việc phối hợp giải quyết tranh chấp thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chế độ xử lý, cập nhật thông tin và báo cáo về việc phản ánh vướng mắc, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem thêm: Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản, có ký tiếp?

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488