Xử phạt vi phạm hành chính về thuế là một biện pháp quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định và an toàn của các hoạt động về thuế. Tuy nhiên không phải người nào vi phạm hành chính về thuế cũng bị xử phạt, mà theo quy định của pháp luật việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần phải đáp ứng các yêu cầu về thời hạn. Vậy “Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính phạm thuế thế nào? Bài viết dưới đây Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế là bao lâu?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Luật Quản lý thuế năm 2019
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính phạm thuế thế nào?
- Mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế do pháp luật quy định.
- Một hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ bị xử phạt một lần
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Theo pháp luật Việt Nam thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định một cách rõ ràng và cụ thể tại Điều 137 Luật quản lý thuế 2019. Cụ thể
Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
- Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
- Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Xử phạt đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế
Theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì thời hiệu là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm về thủ tục thuế được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật quản lý thuế 2019. Theo đó hành vi vi phạm thủ tục về thuế bao gồm các hành vi sau:
Thứ nhất, Hành vi vi phạm về thời gian đăng ký thuế, thời gian thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế.
Thứ hai, Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Thứ ba, Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật Hải quan.
Thứ tư, Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định.
Thứ năm, Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Thứ sáu, Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Như vậy, khi các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì thời hiệu xử phạt sẽ là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm, khi hết thời hiệu theo quy định của pháp luật người có nghĩa vụ nộp thuế sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
Thời hạn truy thu thuế
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Phí bảo vệ môi trường có phải chịu thuế GTGT? – Luật Đại Nam
- Nghị định 15 giảm thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam
- Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp – Luật Đại Nam
- Thuế suất thuế gtgt ngành xây dựng năm 2023.
- Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam