Nhà chung cư có sổ đỏ hay sổ hồng ?

by Vũ Khánh Huyền

Nhiều người mua nhà chung cư thường có băn khoăn về các thủ tục làm sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư) thế nào, khi mua chung cư sẽ được cấp sổ đỏ hay sổ hồng. Dưới đây sẽ là những giải đáp đầy đủ nhất của Luật Đại Nam, mời quý bạn đọc theo dõi.

Sổ hồng nhà chung cư là gì?

Sổ hồng là cuốn sổ có màu hồng, do Bộ Xây dựng ban hành để xác nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cho cá nhân. Chính vì thế mẫu sổ hồng chung cư còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư hay còn gọi chung là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.

Nếu bạn sở hữu căn hộ chung cư nhưng không ở hữu đất thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu nhà ở – đây chính là sổ hồng chung cư.

Khác với sổ đỏ, nếu phạm vi ghi nhận ở sổ đỏ là quyền sử dụng rất đa dạng, có thể là đất ở, đât sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng … thì phạm vi ghi nhận sở hữu ở sổ hồng chỉ là sở hữu nhà hoặc sử dụng đất ở chứ không có các loại đất khác. Đây là điều khác biệt lớn nhất giữa sổ đỏ và sổ hồng ngoài hình thức hai loại sổ.

Nhà chung cư có sổ đỏ hay sổ hồng ?

Nhà chung cư có sổ đỏ hay sổ hồng ?

Lưu ý khi mua nhà chung cư chưa có sổ hồng

Có rất nhiều lý do để chủ đầu tư đưa ra để trì hoãn việc đưa sổ hồng cho bạn. Tuy nhiên thực chất, đa phần lý do trực tiếp khiến bạn chưa thể có trong tay sổ hồng đều xuất phát từ chính các nhà đầu tư, trong đó có 3 lý do chủ yếu như sau:

1. Chủ đầu tư xin cấp Giấy Chứng Nhận nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 98 Luật Đất Đai, chủ sở hữu nhà ở chỉ được nhận Giấy Chứng Nhận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

2. Chủ đầu tư thế chấp tài sản tại ngân hàng trước khi xin cấp Giấy Chứng Nhận cho người mua căn hộ và chưa giải chấp. Theo quy định pháp luật về nhà ở và đất đai, chủ sở hữu nhà ở chỉ được cấp Giấy Chứng Nhận khi cung cấp được Giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, khi thế chấp tài sản thì chủ đầu tư đã giao những giấy tờ này cho ngân hàng nắm giữ. Do đó không đủ hồ sơ xin cấp Giấy Chứng Nhận.

3. Do chủ đầu tư chậm hoàn công hoặc không thể hoàn công do xây dựng không đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Cơ quan nhà nước sẽ không cấp Giấy Chứng Nhận đối với căn hộ khi chưa hoàn công hoặc được xây dựng không đúng bản vẽ thiết kế.

4. Xây dựng lấn chiếm mốc bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật theo Điều 35 Nghị Định 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp này không được cấp Giấy Chứng Nhận.

5. Đất xây dựng chung cư được chuyển mục đích sử dụng đất trái phép theo Điều 35 Nghị Định 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp này không được cấp Giấy Chứng Nhận.

6. Chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục pháp lý nhưng đã cho xây dựng và bán nhà ở. Theo quy định pháp luật xây dựng, việc xây dựng nhà ở khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý là không hợp pháp. Khoản 1 Điều 6 Nghị Định 99/2015/NĐ-CP quy định chỉ cấp Giấy Chứng Nhận cho nhà ở được tạo lập hợp pháp.

7. Do chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ xin cấp Giấy Chứng Nhận.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng nhà ở riêng lẻ

Quy trình đăng ký làm sổ hồng

Đối với người đăng ký

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai (bộ phận một cửa) của Nhà nước.

Với những hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ hoặc có sai sót thông tin thì sẽ được cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định.

Bước 3: Với các hồ sơ hợp lệ được cơ quan Nhà nước tiếp nhận thì sẽ được giấy chứng nhận trong vòng 3 ngày.

Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận hay không. Với những bộ hồ sơ chưa hợp lệ, họ sẽ thông báo cho người đăng ký bổ sung giấy tờ cần thiết.

Bước 3: Cập nhật thông tin về số liệu địa chính vào cơ sở dữ liệu đất đai của Nhà nước, gửi số liệu tới bộ phận thuế để tính nghĩa vụ tài chính.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và trình lên các cơ quan cấp sổ hồng.

Bước 5: Trao sổ hồng cho người đăng ký cấp.

Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày, thời hạn này không tính ngày nghỉ theo quy định của pháp luật, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính…

Như vậy:

Nếu chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của nhà nước và không có sai sót gì. Thì thời hạn tối đa người dân có sổ hồng là 50 ngày cộng với thời hạn giải quyết thủ tục của cơ quan Nhà nước tối đa là 15 ngày làm việc.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nhà chung cư có sổ đỏ hay sổ hồng ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488