Những điều phải lưu ý khi thành lập công ty sản xuất

by Lê Vi

Khi tiến hành thủ tục, quy trình thành lập công ty sản xuất có rất nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết chuẩn bị và bắt đầu từ đâu. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Những điều phải lưu ý khi thành lập công ty sản xuất

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị dịnh số 01/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 99/2016/NĐ-CP
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg

Công ty sản xuất là gì?

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Đó là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Công ty sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp.

Một loại hình doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực, tư liệu sản xuất cần thiết kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ (nhân lực – tài lực – vật lực) để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm.

Những điều phải lưu ý khi thành lập công ty sản xuất

Những điều phải lưu ý khi thành lập công ty sản xuất

Lưu ý khi thành lập công ty sản xuất

Để thuận lợi thành lập doanh nghiệp sản xuất, cá nhân/ tổ chức có nhu cầu cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin cơ bản về công ty bao gồm các tiểu mục được trình bày cụ thể dưới đây.

Loại hình doanh nghiệp của công ty sản xuất

Doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra sự lựa chọn đối với loại hình công ty. Phải đánh giá, xem xét và cân nhắc xem loại hình doanh nghiệp nào thực sự phù hợp với điều kiện của công ty mình và đưa ra chọn lựa phù hợp nhất. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Tên công ty không được trùng lặp với những công ty khác

Tên công ty sản xuất phải là duy nhất, không vi phạm các quy định về tên trùng lặp hay tên nhầm lẫn theo điều 42 của Luật doanh nghiệp: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

  • a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  •  d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
  •  đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
  • e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Có thể là tên nước ngoài hoặc tên viết tắt. Tuy nhiên, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước làm tên công ty và cấm sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong, mỹ tục trong tên.

Người đại diện pháp luật của công ty sản xuất

Người đại diện pháp luật sẽ là người có vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm, am hiểu về công ty.

Một công ty có thể chọn một hoặc nhiều người làm người đại diện theo pháp luật tùy thuộc vào quy định loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo là luôn có 1 người đại diện ở Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là giám đốc, chủ tịch, quản lý hoặc chỉ đảm nhận vị trí người đại diện.

Địa chỉ công ty cần đặt ở khu vực đúng quy định

Địa chỉ của công ty sản xuất không được đặt ở nước ngoài, phải đặt ở bên trong lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ công ty rõ ràng, chính xác, có số nhà, ngõ ngách… phường, quận, thành phố rõ ràng.

Cấm đặt địa chỉ công ty ở khu vực chỉ phục vụ mục đích sinh sống như khu chung cư hay nhà tập thể hay khu vực cấm khác.

Có thể tận dụng nhà riêng để làm văn phòng hoặc thuê văn phòng có địa chỉ cụ thể để làm địa chỉ cho công ty.

Vốn tối thiểu và vốn điều lệ phải đúng quy định

Số vốn tối thiểu mà một doanh nghiệp cần chuẩn bị khi thành lập công ty sản xuất sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như quy định về vốn của ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Trường hợp ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng cũng như mong muốn của mình. Tức là có thể đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu tùy thích, không có giới hạn về mức vốn tối thiểu hay tối đa.

Trường hợp ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định thì doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định, tức là phải kê khai số vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn với vốn pháp định đã được quy định.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Để có thể thành lập công ty sản xuất thành công thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực này, như vậy mới có thể đi vào kinh doanh hợp pháp.

 Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì trong quá trình chuẩn bị đi vào hoạt động kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được ngành nghề quy định.

Còn nếu trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đia vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập.

Hồ sơ thành lập công ty sản xuất

Để mở một công ty sản xuất vừa đầy đủ, đúng quy định của pháp luật thì bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập Công ty;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

Thủ tục thành lập công ty sản xuất

Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Đối với hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ như trên và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền sau đó chờ lấy kết quả.

Đối với hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện điều kiện sản xuất, công ty của bạn phải đáp ứng những điều kiện về cơ sở vật chất để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó. Công ty chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau để xin cấp Giấy chứng nhận:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo mẫu.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp,…
  • Bản sao hồ sơ thuyết minh, thiết kế mặt bằng nơi sản xuất, nhà xưởng.
  • Bản sao tài liệu chứng minh công ty có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng,…

Công ty sẽ nộp bộ hồ sơ này đến cơ quan quản lý ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đăng ký kinh doanh qua cách thức đến trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Chẳng hạn đối với Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô thì bạn phải nộp hồ sơ lên Bộ Công Thương.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu

Đối với hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ như trên và nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (hoặc Sở kế hoạch và Đầu tư) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sau đó chờ lấy kết quả.

Đối với hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện điều kiện sản xuất bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ như trên và tiến hành nộp bộ hồ sơ này đến cơ quan quản lý ngành nghề, lĩnh vực mà công ty bạn đã đăng ký kinh doanh qua cách thức đến trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Các công việc phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện các công việc sau:

  • Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

  • Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế;
  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

Thời gian thành lập công ty sản xuất là bao lâu?

Như đã phân tích ở trên, thời gian được tính từ khi nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định.

Nếu công ty sản xuất được thành lập mà có vốn đầu tư của nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ cần thời gian cụ thể như sau: thời gian xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là khoảng 15 – 30 ngày và thời gian xin cấp giấy phép thành lập công ty từ 03 – 07 ngày.

Nếu công ty sản xuất được thành lập từ hoàn toàn vốn của Việt Nam thì thời gian cần để mở công ty là: khoảng 03 – 07 ngày bao gồm thời gian làm hồ sơ và xin giấy phép đăng ký thành lập công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Những điều phải lưu ý khi thành lập công ty sản xuất. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488