Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

by Vũ Khánh Huyền

Trong quá trình vận hành một doanh nghiệp, sau 1 thời gian hoạt động ổn định và phát triển, doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng kinh doanh khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh bằng việc thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh là câu hỏi của không ít các doanh nghiệp. Chính vì thế, Luật Đại Nam xin gửi tới các bạn đọc cách để phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Hi vọng qua bài viết dưới đây, quý bạn đọc có nhu cầu sẽ lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Khái niệm Chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Chi nhánh và Địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 44 – Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chi nhánh thường có một địa chỉ riêng, có thể hạch toán độc lập hoặc hạch toán phu thuộc công ty mẹ.
  • Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm này có thể là một cửa hàng, một văn phòng, một nhà máy hoặc một kho hàng.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Điểm giống nhau giữ Chi nhánh và địa điểm kinh doanh

  • Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp không bị giới hạn số lượng khi thành lập địa điểm kinh doanh và chi nhánh.
  • Chi nhánh và địa điểm kinh doanh được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh doanh thu, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và chi nhánh riêng biệt.
  • Có thể thành lập chi nhánh và địa chỉ kinh doanh trên phạm vi cùng hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Sự khác nhau giữa Chi nhánh và địa điểm kinh doanh (kể từ 03/07/2023)

Về đặt tên

  • Chi nhánh: Tên Doanh nghiệp + tên riêng Chi nhánh;
  • Địa điểm kinh doanh: Tên Doanh nghiệp + tên riêng văn địa điểm kinh doanh

Về phạm vi kinh doanh

  • Chi nhánh: Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền;
  • Địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh trong phạm vi nhóm ngành cụ thể đã đăng ký của công ty mẹ.

Mã số thuế

  • Chi nhánh: Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
  • Địa điểm kinh doanh:
    • Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh;
    • Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh, công ty phải đăng ký vãng lai trên trang http://kekhaithue.gdt.gov.vn hoặc http://kekhaithue.gdt.gov.vn

Về việc đăng ký con dấu

  • Chi nhánh: có con dấu riêng
  • Địa điểm kinh doanh: có thể đăng ký con dấu hoặc không sử dụng vì Luật Doanh nghiệp 2020 không hạn chế.

Hình thức hạch toán

  • Chi nhánh:
    • Hạch toán độc lập: phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính cũng phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
    • Hạch toán phụ thuộc: kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính và nộp thuế cho địa phương nơi chi nhánh trực thuộc.
  • Địa điểm kinh doanh: Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung.

Các loại thuế cần nộp

  • Chi nhánh: Lệ phí môn bài, Giá trị gia tăng (GTGT), Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN);
  • Địa điểm kinh doanh: Lệ phí môn bài, nộp cho cơ quan thuế của địa phương nếu khác tỉnh với công ty mẹ

Lệ phí môn bài của chi nhánh và địa điểm kinh doanh là 1.000.000/năm. Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Ký hợp đồng và xuất hóa đơn

  • Chi nhánh: không được ký kết hợp đồng kinh tế dưới danh nghĩa của chính mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh ký hợp đồng kinh tế trong phạm vi và thời gian được ủy quyền. Chi nhánh hạch toán độc lập mới được quyền xuất hóa đơn, còn chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ xuất hóa đơn tại công ty mẹ.
  • Địa điểm kinh doanh: Không được sử dụng hóa đơn và không được ký kết hợp đồng kinh tế dưới danh nghĩa của chính mình.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488