Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

by Vũ Khánh Huyền

Hiện nay, thị trường trao đổi, mua bán hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú và trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc xem xét chất lượng và giá cả thì người mua thường lựa chọn bên cung cấp hàng hóa có dịch vụ tốt hơn. Chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa xây dựng chính sách điều khoản bảo hành như là một chiến lược nhằm thu hút khách hàng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có cái nhìn chi tiết nhất về điều khoản bảo hành trong hợp đồng !

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  • Luật Thương mại
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Bảo hành là gì?

Bảo hành được hiểu là nghĩa vụ cam kết của nhà sản xuất hoặc người bán hàng về việc sửa chữa hoặc thay thế miễn phí khi hàng hóa, sản phẩm bị hư hỏng, khuyết tật hoặc do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất theo quy định cụ thể về điều kiện bảo hành, và được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định.

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Hiện nay, nghĩa vụ bảo hành của bên bán được ghi nhận tại Điều 446 BLDS 2015. Cụ thể, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc bảo hành thì bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn nhất định, gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa

Như đã phân tích, bảo hành là nghĩa vụ của bên bán về việc khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa. Theo quy định tại Điều 432 BLDS 2015, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán được xác định như sau:

  • Do các bên tự thỏa thuận, hoặc
  • Theo tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn hành nghề, hoặc
  • Theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các biện pháp thực hiện nghĩa vụ bảo hành

  • Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại, pháp luật quy định nếu hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
  • Cụ thể, Điều 49 Luật Thương mại 2005 bắt buộc bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép và phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Nghĩa vụ bảo hành có thể được thực hiện bằng một trong các biện pháp sau đây:
  • Thứ nhất, sửa chữa hàng hóa: Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 448 BLDS 2015 bên bán phải sửa chữa và bảo đảm hàng hóa mua bán có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết, bên cạnh đó còn phải chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
  • Thứ hai, giảm giá hàng hóa: Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của hàng hóa thì có quyền yêu cầu bên bán giảm giá hàng hóa theo Điều 447 BLDS 2015.
  • Thứ ba, đổi hàng hóa mới hoặc thu hồi hàng hóa cũ và trả lại tiền cho bên mua (Điều 21 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010):
  • Nếu thời gian thực hiện bảo hành đã hết mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi thì bên bán phải đổi hàng hóa mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho bên mua;
  • Nếu bên bán đã thực hiện bảo hành hàng hóa từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi thì bên bán phải đổi hàng hóa, mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho bên mua;
  • Cần phải lưu ý, trường hợp bên bán thay thế hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế hoặc đổi hàng hóa mới.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Các trường hợp không phải bảo hành

  • Bên bán có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa do mình bán ra theo thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, tuy nhiên trong một số trường hợp sau đây, bên bán không có nghĩa vụ bảo hành:
  • Hàng hóa mua bán là vật đặc định mà các bên đã biết về khiếm khuyết từ trước nhưng vẫn tiến hành mua bán. Trong đó, vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng biệt về ký hiệu hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
  • Ví dụ: Hai bên mua bán tác phẩm điêu khắc cổ của một họa sĩ nổi tiếng, bên bán không có nghĩa vụ bảo hành, vì đây là vật đặc định, không thể thay thế, sửa chữa bằng một tác phẩm khác được.
  • Hàng hóa bị hỏng hóc là do hoàn toàn lỗi của bên mua. Nếu bên bán chứng minh được bên mua có lỗi hoàn toàn trong việc làm cho hàng hóa hỏng hóc thì không có nghĩa vụ bảo hành hàng hóa.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Điều khoản đặt cọc trong hợp đồng

Các điều khoản trong hợp đồng thương mại

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488