Mỗi khi có đám cưới, tiệc khai trương, các bữa tiệc lễ hội thì thông thường chúng ta thường gặp cảnh người dân sẽ sử dụng loại pháo không có tiếng nổ, loại pháo được sử dụng ở đây chính là pháo điện. Đây là loại pháo phổ biến và thường xuyên được sử dụng, vậy nên hiện nay có rất nhiều chỗ có rao bán loại pháo điện này. Vậy pháp luật quy định về loại pháo điện này như thế nào?, Pháo điện có bị cấm không?. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 137/2020/NĐ-CP
Pháo điện là gì?
Pháo điện là loại pháo có thể được vận hành thông qua điều khiển từ xa sau khi được kết nối với nguồn điện. Giống như thiết bị chiếu sáng, loại pháo này tạo ra âm thanh và hiệu ứng ánh sáng giống như pháo thông thường mà không thực sự “nổ”. Mọi thứ được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử.
Một số loại pháo điện còn được trang bị đèn LED và điều khiển từ xa tích hợp nhiều chức năng khác nhau, cho phép người dùng có thể lựa chọn âm thanh và hiệu ứng ánh sáng pháo nổ theo sở thích cá nhân. Loại pháo điện này có thể sử dụng nhiều lần.
Hiện nay, pháo điện có ba loại gồm:
- Pháo điện có mùi, có khói (loại sử dụng 1 lần).
- Pháo điện không mùi, không khói (loại sử dụng 1 lần).
- Pháo điện sử dụng đèn LED (loại sử dụng nhiều lần).
Pháo điện lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, sau đó nó xuất hiện tại thị trường Việt Nam cách đây vài năm và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Hà Nội, nơi chỉ số chất lượng không khí (AQI) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lưu lượng xe cộ tham gia giao thông đông đúc, pháo điện trở thành một sự lựa chọn của nhiều gia đình. Tuỳ thuộc vào chức năng và kích thước, giá bán của pháo điện sẽ khác nhau.
Pháo điện được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian thì gọi là pháo nổ. Theo quy định trích tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục kinh doanh pháo hiệu hàng hải
Pháo điện có bị cấm không?
Pháo điện hay còn gọi là pháo sáng sân khấu, pháo hỏa thuật được sử dụng nhiều để tạo hiệu ứng trên sân khấu được kích hoạt bằng pin, bình ắc quy hoặc nguồn điện 220V. Bên trong pháo có liều phóng, bên ngoài được quấn một lớp giấy dày khoảng 0,5cm, ngoài cùng là lớp giấy hoa in tiếng Trung quốc. Để kích hoạt viên pháo, có một đầu dây điện đôi nhỏ để đấu nguồn pin kích cháy.
Pháo điện có nhiều loại, loại phát ra tia sáng có 1 màu giá bán dao động từ 20.000 – 30.000đ/ống tùy điểm bán, loại phát ra tia sáng 2 màu có giá dao động từ 30.000 – 40.000đ/ống, cả 2 loại pháo này đều có dạng ống kích thước dài khoảng 12cm, đường kính khoảng 4cm; loại pháo còn lại dạng hộp hình tam giác có giá dao động từ 90.000 – 100.000đ/hộp. Cả 3 loại pháo đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Mặc dù cả 3 loại pháo này đều in chữ Trung Quốc và không có nhãn phụ tiếng Việt nhưng nhiều người bán ở khu vực quận 5 vẫn quảng cáo đây là hàng do Việt Nam sản xuất để trấn an người mua.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP như sau:
Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Như vậy, pháo điện mà không gây nên tiếng nổ thì sẽ không bị cấm.
Thực trạng mua bán và sử dụng pháo điện hiện nay
Thời gian gần đây, loại pháo điện được bán nhiều do nhu cầu sử dụng cao của người dân cho các sự kiện, đám cưới, sinh nhật… Pháo điện có hình dáng và tiếng nổ như pháo thật, đang được đăng bán công khai trên mạng xã hội, các trang kinh doanh điện tử…
Chỉ cần gõ từ mua bán pháo điện trên google đã có 9,96 triệu kết quả trong 0,63 giây với rất nhiều giới thiệu “Pháo điện giá rẻ nhất”, “Pháo Bông điện đám cưới” rồi “Pháo điện pháo hoa đám cưới”… Phóng viên liên lạc với một cửa hàng trực tuyến trên mạng xã hội, qua trao đổi, người bán cho hay, pháo điện có khá nhiều loại, tương ứng với mức tiền khác nhau. Loại nhỏ, không có thiết bị điều khiển từ xa giá chỉ 50.000 đồng/chùm. Loại lớn có điều khiển cầm tay, giá từ 600.000-800.000 đồng/chùm. Cũng có loại lên tới 1,2 triệu đồng đến 2 triệu đồng/chùm.
Theo quảng cáo của người bán hàng, loại pháo này có tiếng nổ như thật nên có nhiều người mua vì vừa thoả mãn nhu cầu đốt pháo, vừa không vi phạm pháp luật. Pháo điện mỗi chùm thường có 18 viên.
>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh pháo hoa không nổ
Cũng theo giới thiệu của người bán, pháo điện được phân làm hai loại: Có mùi, có khói và loại không mùi không khói. Giá của mỗi loại này chênh nhau khoảng 10.000 đồng/viên. Tuy nhiên, nếu người mua nhiều thì sẽ được giảm giá. Ngoài giá bán, người này cho hay, mỗi một loại pháo điện đều có hướng dẫn sử dụng.
Khi hỏi về xuất xứ, người bán trả lời thẳng đều có nguồn gốc từ nước ngoài, được thẩm lậu qua đường tiểu ngạch, mang vào các thị trường nội địa của Việt Nam. Cũng chính vì vậy, giá cả của các loại pháo cũng khác biệt nhau rất lớn.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Pháo điện có bị cấm không ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Tự chế pháo nổ bị xử phạt thế nào ?