Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng

by Trần Giang

Lao động nữ đủ điều kiện khi sinh con sẽ được nghỉ 06 tháng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tuy nhiên, pháp luật về lao động có quy định về thời hạn của hợp đồng lao động. Có nhiều trường hợp, khi đang nghỉ hưởng chế độ thai sản thì bị hết hạn hợp đồng. Vậy trường hợp này quyền lợi của người lao động được giải quyết như nào? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ chia sẻ rõ hơn quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng để mọi người cùng hiểu và được hưởng đúng quyền lợi của mình.

Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng

Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP Hướng dẫn bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Lao động nữ nghỉ thai sản khi hết hạn thì xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 thì:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, …

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Theo đó, lao động đang nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng mới. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng lao động mới hay không vẫn phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Nếu không ký hợp đồng mới khi đến hạn, người sử dụng lao động phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động.

Quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng:

 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trong thời gian này mà hợp đồng lao động hết hạn, việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, nếu hết hạn hợp đồng trong thời gian đang nghỉ hưởng chế độ thai sản thì người lao động vẫn được tính hưởng bảo hiểm xã hội từ khi nghỉ thai sản đến khi hợp đồng lao động hết hạn. Còn thời gian hưởng thai sản sau khi hết hạn hợp đồng sẽ không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Cùng với đó, khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng quy định:

“ 6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Như vậy, ngoài việc được tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến cho đến khi hết hạn hợp đồng. Còn sau khi hết thời hạn hợp đồng mà không ký hợp đồng mới, người lao động chỉ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi hết hợp đồng

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp thông thường

  • Bản sao giấy khai sinh;
  • Hoặc trích lục khai sinh;
  • Hoặc bản sao giấy chứng sinh.

Trường hợp con chết sau khi sinh

Trong trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài chuẩn bị những giấy tờ như trên thì còn có

  • Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;
  • Trường hợp con chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Khi hết hợp đồng và người lao động không ký tiếp hợp đồng lao động khác thì việc nộp hồ sơ hưởng chế độ sẽ do người lao động tự thực hiện.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về quy định về chế độ thai sản khi hết hợp đồng. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục bảo hiểm xã hội xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488