Quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

by Hủng Phong

Nhiều cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nhưng lại chưa nắm rõ quy định liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Nhất là quy định về việc cấp giấy chứng nhận. Vậy Quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm pháp luật quy định như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP Nghị định số 115/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp nhà nước quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp được xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng.

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh.

Quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là giấy tờ quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất. Do đó quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng được pháp luật quy định rõ như: Thủ tục cấp giấy chứng nhận, thời gian, thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận

Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật ATTP;

Bước 3. Trả kết quả

Thời gian cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

⇒Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

⇒Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Điều 37 Luật ATTP quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP như sau:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn. Do đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Mức xử phạt vi phạm hành chính khi không có giấy chứng nhận

Căn cứ quy định tại Luật ATTP 2010 và quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP như sau:

  • Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống: không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng ATTP theo quy định của pháp luật như trên.
  • Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm: không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
  • Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:  không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật thì bị Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Đối với các cơ sở vi phạm tuỳ theo mức độ vi phạm mà sẽ có mức xử lý khác nhau. Các quy định về xử phạt được áp dụng chung như:

  • Phạt tiền
  • Thu hồi giấy chứng nhận
  • Đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP CON- LƯU THÔNG HÀNG HÓA

  • Công bố hợp quy sản phẩm
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở
  • Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép kinh doanh hóa chất
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học
  • Giấy phép thành lập trường mầm non
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng khám
  • Giấy phép kinh doanh cho spa

Trên đây là một số quy định về Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà Luật Đại Nam đã liệt kê. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488