Quy định về nhà thầu phụ

by Trương Mỹ Linh

Nhà thầu phụ là một trong những khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Vậy nhà thầu phụ là gì? Quy định về nhà thầu phụ và hợp đồng thầu phụ như thế nào? Có những tiêu chuẩn nào để lựa chọn nhà thầu phụ? Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ được quy định ra sao? Hãy cùng Luật Đại Nam giải đáp những thắc mắc này nhé!

Quy định về nhà thầu phụ

Quy định về nhà thầu phụ

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đấu thầu

Nhà thầu phụ là gì ?

Nhà thầu phụ là những nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham dự thầu nhưng lại thực hiện một phần gói thầu dựa trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính.

Ngoài ra, theo khoản 36 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013 có định nghĩa rõ ràng như sau: Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Như vậy, có thể hiểu nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính.

>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Quy định về việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu

Trên thực tế hiện nay, trong quan hệ đấu thầu, người ta thường nhắc đến “nhà thầu phụ” và “nhà thầu chính”. Nếu “nhà thầu chính” là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu trực tiếp tham việc đấu thầu, được đứng tên dự thầu (đứng tên trên hồ sơ dự thầu) và là người trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên mời thầu) khi được lựa chọn trúng thầu sau khi thực hiện quá trình đấu thầu (theo khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013) thì khái niệm “nhà thầu phụ” lại được hiểu theo nghĩa khác.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, “nhà thầu phụ” là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham gia dự thầu nhưng lại tham gia thực hiện gói thầu trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa họ với nhà thầu chính.

Trong quy định về nhà thầu phụ, còn có quy định về “nhà thầu phụ đặc biệt”. Đây là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu phụ được nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung sẽ thực hiện những công việc mang tính đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.

Quy định về việc sử dụng “nhà thầu phụ” trong hoạt động đấu thầu: Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì nội dung về nhà thầu phụ được quy định như sau:

– Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.

– Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.

– Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà nhà thầu phụ thực hiện.

– Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.

– Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

– Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.

– Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong Hồ sơ dự thầu.

Trên đây là những quy định chung về việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ trong đấu thầu còn được thể hiện rõ hơn thông qua nội dung về Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng

Quy định về hợp đồng thầu phụ

Hợp đồng thầu phụ là gì? Hợp đồng thầu phụ được hiểu là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. Khái niệm này được quy định rõ ràng tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Hiểu đơn giản, hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ nhằm đạt được thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu.

Hợp đồng thầu phụ chính là cơ sở được dùng để xác định phạm vi công việc, tỷ lệ công việc mà nhà thầu phụ tham gia, giúp xác định quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ và nhà thầu chính trong việc thực hiện gói thầu.

Bên cạnh đó, hợp đồng thầu phụ còn là căn cứ để ghi nhận sự thỏa thuận và là căn cứ xác lập mối quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Do đó, tất cả nội dung có trong hợp đồng về nhà thầu phụ phải đáp ứng được tính thống nhất, đồng bộ với hợp đồng mà nhà thầu chính đã ký kết với chủ đầu tư của dự án.

>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng

Các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ

Làm thế nào để lựa chọn được nhà thầu phụ phù hợp với gói thầu doanh nghiệp đang triển khai? Dưới đây là những tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu phụ, cụ thể:

  • Địa điểm hoạt động của nhà thầu phụ

  • Số lượng thiết bị, máy móc có thể đáp ứng được yêu cầu của gói thầu

  • Khả năng tài chính của nhà thầu phụ có phù hợp để thực hiện công việc

  • Năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm

  • Tần suất thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ của nhà thầu phụ

  • Nhà thầu phụ được đánh giá như thế nào trong ngành

>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định về nhà thầu phụ. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Quy định về hợp đồng xây dựng

Quy định về hợp đồng lao động

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488