Quy định về Uỷ ban kiểm toán theo Luật Doanh nghiệp

Quy định về Uỷ ban kiểm toán theo Luật Doanh nghiệp

by Lê Vi

Mô hình quản trị công ty cổ phần là cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần, trong đó bao gồm cấu trúc các mối quan hệ trong công ty; nguyên tắc thiết lập và hoạt động của công ty nhằm thể hiện sự phân chia và kiểm soát quyền lực đối với các thành viên trong công ty cổ phần. Công ty cổ phần có hai mô hình quản trị, bao gồm mô hình có ban kiểm soát và mô hình có ủy ban kiểm toán. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quy định về Uỷ ban kiểm toán theo Luật Doanh nghiệp

Quy định về Uỷ ban kiểm toán theo Luật Doanh nghiệp

Quy định về Uỷ ban kiểm toán theo Luật Doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết một số điều Luật chứng khoán.

Uỷ ban kiểm toán là gì?

  • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có mô hình tổ chức phức tạp, quy mô lớn, khả năng kiểm soát tài chính khó khăn, do vậy, việc thiết lập nên Ủy ban kiểm toán là điều cần thiết, tuy nhiên cho đến Luật Doanh nghiệp 2020 thì Ủy ban kiểm toán mới thực sự được ghi nhận.
  • Theo quy định tại Điều 161 Luật doanh nghiệp 2020 thì Ủy ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. Ủy ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.

Cách thức hoạt động của ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần

Ủy ban kiểm toán thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm toán quy định. Mỗi thành viên Ủy ban kiểm toán có một phiếu biểu quyết. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm toán có quy định tỷ lệ khác cao hơn, quyết định của Ủy ban kiểm toán được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban kiểm toán.

Như vậy, quyết định của Ủy ban kiểm toán được thông qua theo ba hình thức:

  • Biểu quyết tại cuộc họp
  • Lấy ý kiến bằng văn bản
  • Hình thức khác do Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán quy định.

Pháp luật cho phép công ty cổ phần tự do lựa chọn hình thức thông qua quyết định của Ủy ban kiểm toán. Theo đó, mỗi thành viên Ủy ban kiểm toán có một phiếu biểu quyết. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm toán có quy định tỷ lệ khác cao hơn, quyết định của Ủy ban kiểm toán được thông qua theo nguyên tắc đa số. Còn trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban kiểm toán.

Cơ cấu tổ chức uỷ ban kiểm toán

Uỷ ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn thuộc hội đồng quản trị.

Uỷ ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch uỷ ban kiểm toán phải là thành viên độc lập hội đồng quản trị. Các thành viên khác của uỷ ban kiểm toán phải là thành viên hội đồng quản trị không điều hành.

Thành viên uỷ ban kiểm toán phải có kiến thức về kế toán, kiểm toán, có hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp:

  • Làm việc trong bộ phận kế toán, tài chính của doanh nghiệp;
  • Là thành viên hay nhân viên của tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của doanh nghiệp 3 năm liền trước đó.

Chủ tịch uỷ ban kiểm toán phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh, trừ trường hợp điều lệ của doanh nghiệp quy định tiêu chuẩn cao hơn.

Việc bổ nhiệm Chủ tịch uỷ ban kiểm toán và các thành viên khác trong uỷ ban kiểm toán phải được hội đồng quản trị thông qua tại cuộc họp hội đồng quản trị.

Sự bổ nhiệm nên kéo dài đến 3 năm có thể gia hạn thêm không quá hai giai đoạn 3 năm nữa.

Quyền và nghĩa vụ của ủy ban kiểm toán

Ủy ban kiểm toán có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính của công ty và công bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính của công ty;
  • Rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro;
  • Rà soát giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về những giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông;
  • Giám sát bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty;
  • Kiến nghị công ty kiểm toán độc lập, mức thù lao và điều khoản liên quan trong hợp đồng với công ty kiểm toán để Hội đồng quản trị thông qua trước khi trình lên Đại hội đồng cổ đông thường niên phê duyệt;
  • Theo dõi và đánh giá sự độc lập, khách quan của công ty kiểm toán và hiệu quả của quá trình kiểm toán, đặc biệt trong trường hợp công ty có sử dụng các dịch vụ phi kiểm toán của bên kiểm toán;
  • Giám sát nhằm bảo đảm công ty tuân thủ quy định của pháp luật, yêu cầu của cơ quan quản lý và quy định nội bộ khác của công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: CQuy định về Uỷ ban kiểm toán theo Luật Doanh nghiệp. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488