Quy trình công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu

by Hồ Hoa

Quy trình công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Quy trình công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu

Quy trình công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Thủ tục công bố thực phẩm có phức tạp không ?

Công bố thực phẩm chức năng là một thủ tục hành chính khá phức tạp. Mặc dù nắm được quy định nhưng trên thực tế rất khó để có thể hoàn thành một cách suôn sẽ ngay từ đầu nếu như bạn chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt đối với thực phẩm chức năng, thời gian hoàn thành có thể kéo dài lâu hơn từ 30 – 45 ngày, trong khi thực phẩm thường chỉ từ 03 – 07 ngày.

Vậy theo quy định của pháp luật, những sản phẩm thực phẩm nào bắt buộc phải công bố thực phẩm? Hãy theo dõi danh mục sau đây và kiểm tra xem sản phẩm của bạn có thuộc diện bắt buộc phải công bố sản phẩm hay không nhé.

Sản phẩm thực phẩm nào bắt buộc phải công bố thực phẩm

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Phụ gia thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Công bố sản phẩm được phân thành 02 trường hợp: Nhóm sản phẩm tự công bố sản phẩm và nhóm sản phẩm bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Thủ tục công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu

Căn cứ nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm, trình tự thực hiện tự công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 – Kiểm nghiệm chất lượng bia 

Đối với bia sản xuất trong nước hay nhập khẩu, tùy thuộc vào thành phần sản xuất và mục đích kiểm nghiệm mà doanh nghiệp sẽ lên chỉ tiêu sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Tối ưu tức là chỉ cần xây dựng “ĐỦ” theo quy định, không nên kiểm quá nhiều chỉ tiêu ” THỪA” vì sẽ khiến cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí và kéo dài thời gian chờ đợi.

Kiểm nghiệm bia sẽ được thực hiện đối với các chỉ tiêu về cảm quan, chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng các loại kim loại nặng và một số chỉ tiêu khác. Theo đó:

  • Chỉ tiêu cảm quan: Trang thái, mùi vị, màu sắc,…
  • Chỉ tiêu hóa lý: Hàm lượng methanol trong 1l ethanal 1000, Hàm lượng Aldehyde trong 1l rượu 10000, Hàm lượng Ethanol ở 200C ,Hàm lượng este,…
  • Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Escherichia coli, Clostridium perfringens, Tổng số bào tử nấm mốc– men,…
  • Chỉ tiêu kim loại: Pb (Chì), Đồng (Cu), Asen, Kẽm (Zn), …/

Tùy thuộc vào mục đích kiểm nghiệm và yêu cầu của quy định hiện hành mà doanh nghiệp nên thêm hoặc bớt chỉ tiêu để đảm bảo tuân thủ đúng quy định mà Bộ Y Tế đưa ra.

Bước 2 – Xây dựng hồ sơ tự công bố bia

Căn cứ Nghị Định 15/2018/ NĐ- CP bộ hồ sơ tự công bố bia bao gồm:

  1. Bản đăng ký tự công bố bia (theo mẫu quy định)
  2. Bản kê khai chi tiết thông tin sản phẩm
  3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị sản xuất
  4. Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  5. Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng bia
  6. Mẫu nhãn sản phẩm

Riêng đối với bia nhập khẩu, doanh nghiệp cần bổ sung thêm CFS – chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm

Lưu ý: Tất cả các tài liệu trong hồ sơ đăng ký công bố chất lượng bia phải được thể hiện bằng tiếng việt. Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng; Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm công bố.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tự công bố bia

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp sẽ đóng lệ phí và nộp hồ sơ hoàn chỉnh lên cơ quan có thẩm quyền. Ngay sau khi hồ sơ được tiếp nhận, doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin đã công bố và mức độ an toàn của sản phẩm đó.

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Quy trình công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488