Hoạt động thương mại điện tử không còn quá xa lạ đối với mỗi doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay, cũng chính vì thế, các giao dịch điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc thiết lập quy trình giao kết hợp đồng để có thể đạt được hiệu quả cao nhất cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Hãy cùng Luật Đại Nam cùng tìm hiểu quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử đơn giản và chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao dịch điện tử
- Luật Dân sự
- Các văn bản pháp luật liên quan khác
Hợp đồng thương mại điện tử là gì?
Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2023, nêu rõ: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”
Trong Luật thương mại 2005 cũng chỉ ra: “Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.”
Như vậy có thể hiểu: Hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng thương mại được xác lập, thực hiện thông qua các phương tiện điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử giữ vai trò là căn cứ để xác định sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử
Khác với các hợp đồng truyền thống, chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử có những đặc điểm khác biệt:
- Hợp đồng thương mại điện tử được ký kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có ít nhất một bên là thương nhân.
- Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường còn có sự xuất hiện của bên thứ ba là các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
- Việc xác định chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử được giao kết trên các phương tiện điện tử là rất quan trọng bởi xác định được đúng các chủ thể mới xác định được rõ trách nhiệm của các chủ thể.
Đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử
Đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử là những hàng hóa, dịch vụ mà các chủ thể có nhu cầu trao đổi với nhau. Các hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ này không thuộc nhóm bị pháp luật cấm hay hạn chế kinh doanh do Chính phủ quy định cụ thể.
Cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng
Cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử được dựa theo quy định về Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử phát sinh hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và tuân theo quy định của pháp luật chung về hợp đồng.
Theo điều 20 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử cũng đã quy định: “Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.”
Nội dung thể hiện trên hợp đồng
Pháp luật không có yêu cầu chung về nội dung của hợp đồng thương mại điện tử. Tuy nhiên, cũng giống như các hợp đồng thương mại khác, phải đáp ứng được các nội dung sau theo yêu cầu của pháp luật:
- Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, về số lượng và chủng loại.
- Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
- Phương thức và thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ.
- Quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, để đảm bảo hợp đồng thương mại điện tử có giá trị như bản gốc, hợp đồng cần có thêm các thỏa thuận về tính pháp lý như: yêu cầu kỹ thuật, chứng thực chữ ký điện tử, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật,…
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện rõ ràng ý định giao kết hợp đồng và tiền đề để các bên chủ thể tiến hành hợp tác và xây dựng một hợp đồng thương mại điện tử.
Trong bước này, bên đề nghị cũng cần lưu ý nêu rõ bên nhận cụ thể. Điều 12 Nghị định 52/2012/NĐ-CP về thương mại điện tử có nhắc đến:
“Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng. Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.”
Bước 2: Phản ứng với đề nghị giao kết hợp đồng
Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ. Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tức là người nhận sẽ chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị thông qua những hành động nhất định.
Bước 3: Xử lý hợp đồng thương mại điện tử
Sau khi các bên chủ thể đã nhất trí đi đến một thỏa thuận hợp tác chung, việc xử lý hợp đồng thương mại điện tử cũng rất quan trọng. Các thỏa thuận phải thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể, đồng thời không được vi phạm pháp luật.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM: