Quyền sở hữu nhà ở là gì (House Ownership) và được pháp luật quy định như thế nào? Nếu bạn đang còn thắc mắc về vấn đề này, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Luật Nhà ở 2023
Thế nào là quyền sở hữu nhà ở
Quyền sở hữu nhà ở là quyền của cá nhân hoặc tổ chức được pháp luật công nhận và bảo vệ, cho phép họ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, định đoạt đối với ngôi nhà mà họ sở hữu. Quyền sở hữu nhà ở được xác lập thông qua việc ghi nhận trong các giấy tờ pháp lý chính thức như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là cơ sở để xác minh và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữa trước pháp luật.
Điều kiện
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2023, điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:
– Về chủ thể: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
– Phải có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức như:
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức như: đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở
Theo quy định pháp luật hiện hành, việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở có thể được hiểu thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, vì vậy thủ tục này được thực hiện như sau:
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
+ Các giấy tờ chứng minh việc tạo lập nhà ở hợp pháp: hợp đồng mua bán nhà có công chứng/chứng thực; giấy phép xây dựng; bản vẽ sơ đồ nhà ở…
Thủ tục:
Bước 1: Người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp hồ sơ và lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền (Sở tài nguyên và môi trường/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, nếu đủ điều kiện, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký giấy chứng nhận và thông báo cho chủ nhà thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 3: Chủ nhà thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định và nộp biên lai cho cơ quan.
Bước 4: Chủ nhà nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
>> Thời gian sở hữu nhà ở xã hội
Thẩm quyền giải quyết đăng ký quyền sở hữu nhà ở
Theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận là:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Sở Tài nguyên và môi trường.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quyền sở hữu nhà ở là gì?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Cơ quan giải quyết khiếu nại đất đai
Bị lấn chiếm đất đai phải xử lý như thế nào?
Cho thuê đất theo Luật đất đai 2023