Quyền thừa kế khi phụng dưỡng cha mẹ trước khi mất?

by Lê Quỳnh

Phụng dưỡng cha mẹ vừa là nghĩa vụ, vừa là cách thể hiện sự hiếu thuận của con cái được truyền dạy qua bao đời nay. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về những vấn đề liên quan đến việc phụng dưỡng cha mẹ? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết quyền thừa kế khi phụng dưỡng cha mẹ trước khi mất? sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.
  • Luật Hôn nhân gia đình 2014.
  • Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Quyền thừa kế là gì?

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho người còn sống căn cứ theo một quy chuẩn nhất định. Trong quan hệ thừa kế này, người sở hữu tài sản trước khi chết có quyền định đoạt phần tài sản của mình (cho ai? cho bao nhiêu tài sản?…). Hiện nay có hai hình thức thừa kế được pháp luật ghi nhận là: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Ngoài ra, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền thừa kế như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo đó có thể hiểu đơn giản về quyền thừa kế là quyền nhận tài sản hoặc quyền để lại di sản của một chủ thể nhất định.

Quyền thừa kế khi phụng dưỡng cha mẹ trước khi mất?

Quyền thừa kế khi phụng dưỡng cha mẹ trước khi mất?

Quyền thừa kế khi phụng dưỡng cha mẹ trước khi mất

Phụng dưỡng cha mẹ là trách nhiệm của con cái, là nét văn hóa cao đẹp của người Việt Nam được ông cha ta truyền dạy qua nhiều đời nay. Còn xét về mặt pháp lý, theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ của con cái là phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp.

Việc thừa kế như đã phân tích ở trên sẽ được tiến hành theo hai hình thức là theo di chúc và theo pháp luật. Nếu trong trường hợp người chết để lại di chúc thì sẽ tiến hành phân chia tài sản theo di chúc, không có di chúc thì sẽ phân chia theo quy định của pháp luật hiện hành (Căn cứ theo Chương XXII và Chương XXIII của Bộ Luật Dân sự 2015).

Như vậy, phụng dưỡng cha mẹ trước khi họ mất là nghĩa vụ của con cái xét cả về đạo đức và mặt pháp luật. Do vậy, không thể lấy việc phụng dưỡng cha mẹ để làm tiền đề cho việc có hay không có quyền thừa kế, hoặc được thừa kế phần tài sản nhiều hơn người khác.

Không phụng dưỡng cha mẹ con cái sẽ bị pháp luật xử lý ra sao?

Theo quy định tại các Điều 50, 51 Nghị định 167/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình) nếu con cái không phụng dưỡng cha mẹ hoặc có các hành vi nặng nề hơn sẽ phải đối mặt với mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

– Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

– Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

– Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

– Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Không chỉ bị xử phạt hành chính nếu không phụng dưỡng cha mẹ và có các hành vi không đúng chuẩn mực cá nhân còn không được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản……

Lưu ý: Nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di sản theo quy định tại khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề quyền thừa kế khi phụng dưỡng cha mẹ trước khi mất? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488