Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là gì?

by Nguyễn Thị Giang

Cưỡng chế thu hồi đất là giải pháp cuối cùng để thực hiện việc thu hồi đất khi người có đất bị thu hồi không hợp tác.Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung: Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Cưỡng chế thu hồi đất là giải pháp cuối cùng để thực hiện việc thu hồi đất khi người có đất bị thu hồi không hợp tác. Là việc sử dụng quyền lực Nhà nước, dựa trên các quy định của pháp luật để thực hiện việc thu hồi đất nhằm các mục đích cộng đồng, an ninh – quốc phòng. Để tránh việc lạm dụng quyền lực Nhà nước trong việc cưỡng chế thu hồi đất, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ về thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.

Các trường hợp được phép thu hồi đất theo luật đất đai

Người sử dụng đất được thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất phải thuộc một trong các các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Người sử dụng đất có nghĩa vụ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành quy định của pháp luật về việc giao lại đất, Nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất

Khi tiến hành cưỡng chế để thu hồi đất, cơ quan tiến hành cưỡng chế phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Người có quyền sử dụng đất có thể căn cứ vào các nguyên tắc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cơ quan tiến hành cưỡng chế không tuân thủ đầy đủ hoặc có hành vi vi phạm quy định trên.

 Điều kiện để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

Như vậy, Nhà nước tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ 04 điều kiện trên.

Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:

-Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

Người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất là Chủ tịch UBND cấp huyện (theo khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013).

Khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất, cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục sau:

– Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;

– Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Qua bài viết này hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là gì? của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488