Quyết toán thuế hộ kinh doanh 2020 gồm những gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quản lý thuế 2019;
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
Hộ kinh doanh là gì?
Theo pháp luật của nước ta quy định, hộ kinh doanh là phần nội dung được quy định tại các văn bản luật và văn bản dưới luật. Hộ kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 79 thuộc NĐ 01/2021/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Như vậy, hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định và có đầy đủ khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động, đồng thời chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
Một hộ kinh doanh khi sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của nhà nước.
>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn điện tử.
Quyết toán thuế môn bài với hộ kinh doanh
Tại Thông tư số 65/2929/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định mức nộp thuế môn bài đối với các hộ kinh doanh như sau:
– 1.000.000 đồng/năm đối với các hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.
– 500.000 đồng/năm đối với các hộ kinh doanh có doanh thu trên 300-500 triệu đồng/năm.
– 300.000 đồng/năm đối với các hộ kinh doanh có doanh thu từ 100-300 triệu đồng/năm.
Theo đó, doanh thu để làm căn cứ tính lệ phí môn bài đối với các hộ kinh doanh là tổng doanh thu tính thuế TNCN năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không tính hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh, theo đúng quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.
>> Xem thêm: Hướng dẫn nộp thuế hộ kinh doanh qua mạng
Quyết toán thuế TNDN và TNCN với hộ kinh doanh
Hiện nay, hầu hết các hộ kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề sản xuất sẽ phải áp dụng nộp thuế theo phương pháp khoán. Riêng các hộ các hộ cá nhân có mức doanh thu tính thuế TNCN dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Lưu ý rằng, mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm này chỉ được xác định cho 01 người đại diện duy nhất trong năm tính thuế của hộ kinh doanh mà thôi.
Đối với các hộ kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng năm dương lịch) thì khi được cơ quan thông báo số thuế khoán phải nộp, các hộ kinh doanh này sẽ được giảm thuế khoán phải nộp tương đương với tháng tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
Công thức tính thuế khoán
Khi tính thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán, các hộ kinh doanh có thể áp dụng theo công thức sau:
Xác định doanh thu tính thuế
Theo phương pháp khoán, doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN cho các hộ kinh doanh được xác định như sau:
– Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN sẽ bao gồm thuế của tất cả tiền bán hàng, gia công, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
– Đối với các hộ kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế tình sẽ căn cứ vào cả doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Điều này đồng nghĩa rằng, khi này, doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.
– Trường hợp hộ kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hay xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế sẽ có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo đúng quy định pháp luật.
>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai địa chỉ
Dịch vụ tư vấn “Quyết toán thuế hộ kinh doanh 2020 gồm những gì?” của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế;
- Thực hiện quyết toán thuế khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Quyết toán thuế hộ kinh doanh 2020 gồm những gì? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Những trường hợp được miễn thuế hộ kinh doanh
- Mức thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng
- Các hành vi vi phạm thủ tục về thuế mới nhất