Người nộp thuế Không ký biên bản thanh tra thuế bị xử lý thế nào?

by Hủng Phong

Với trường hợp kết thúc thanh tra thuế mà Người nộp thuế Không ký biên bản thanh tra thuế bị xử lý thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Người nộp thuế Không ký biên bản thanh tra thuế

Người nộp thuế Không ký biên bản thanh tra thuế

Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC

Người nộp thuế Không ký biên bản thanh tra thuế bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 2.5 phần II Quy trình thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành ban hành kèm theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 quy định về lập biên bản thanh tra như sau:

Kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập dự thảo Biên bản thanh tra căn cứ vào kết quả tại các Biên bản xác nhận số liệu của thành viên đoàn thanh tra và các Biên bản thanh tra tại đơn vị thành viên (nếu có). Dự thảo Biên bản thanh tra phải được thảo luận thống nhất trong Đoàn thanh tra và được công bố công khai với người nộp thuế. Nếu có thành viên trong Đoàn không thống nhất thì Trương đoàn thanh tra có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Thành viên trong đoàn thanh tra có quyền bảo lưu số liệu theo Biên bản xác nhận số liệu của mình.

Biên bản thanh tra được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế theo mẫu (số 04/KTTT ban hanh kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính).

Số lượng Biên bản thanh tra phải lập cho mỗi cuộc thanh tra tùy thuộc vào tính chất, nội dung từng cuộc thanh tra, nhưng ít nhất phải được lập thành 03 bản: người nộp thuế 01 bản, đoàn thanh tra 01 bản, cơ quan quản lý thuế trực tiếp người nộp thuế 01 (một) bản. Biên bản thanh tra phải ghi rõ số trang và các phụ lục đính kèm (nếu có); trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản của người nộp thuế) nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng.

Khi kết thúc thanh tra, trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình Lãnh đạo cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, đồng thời thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản thanh tra.

Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản thanh tra thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Lãnh đạo cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế và kết luận thanh tra thuế theo nội dung trong biên bản thanh tra”.

>>>Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Không ký biên bản thanh tra thuế bị xử phạt bao nhiêu?

Điểm đ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 05/12/2020) quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.

Mà theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định này quy định về nguyên tắc áp dụng mức tiền phạt thì mức phạt tiền quy định tại Điều 15 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Người nộp thuế có được gia hạn ký biên bản thanh, kiểm tra thuế để xử lý khiếu nại

Tại sao gia hạn ký biên bản thanh tra, kiểm tra trụ sở người nộp thuê

Quy chế giải quyết trước khi ký biên bản thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với những trường hợp có khả năng khiếu nại nhằm hạn chế việc đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý không đúng quy định của pháp luật thuế, gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế và quy chế này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế khi thực hiện khiếu nại các quyết định hành chính về thuế.

Bởi có thể những vấn đề liên quan đến thuế có nhiều cách hiểu khác nhau giữa người nộp thuế và cơ quan thuế đã được cơ quan thuế các cấp trao đổi, thống nhất từ trước khi người nộp thuế thực hiện khiếu nại, nên hạn chế được việc khiếu nại của người nộp thuế sau khi đã ký biên bản thanh tra, kiểm tra và kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý về thuế.

Do đó, đối với các trường hợp qua thanh tra, kiểm tra có khả năng khiếu nại, việc xử lý sẽ theo đúng trình tự quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và nội dung quy chế, và thực hiện từ cấp dưới lên cấp trên; không giải quyết các văn bản gửi vượt cấp. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế; quy trình thanh tra; kiểm tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các trường hợp có khả năng khiếu nại

Theo Quyết định 1276/QĐ-TCT sẽ có 11 trường hợp có khả năng khiếu nại như:

  • Các trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định nhưng đoàn thanh tra, kiểm tra vẫn xử lý;
  • Người nộp thuế có cách hiểu văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật; trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý ngang nhau nhưng quy định khác nhau về cùng một vấn đề;
  • Các trường hợp cơ quan thuế đã gửi mẫu trưng cầu giám định nhưng chưa được cơ quan chức năng trả lời;
  • Trường hợp cuộc thanh tra, kiểm tra để tiến hành xử lý theo kiến nghị của các cơ quan chức năng nhưng người nộp thuế chưa thống nhất các căn cứ quy phạm pháp luật mà các cơ quan này kiến nghị xử lý;
  • Trường hợp người nộp thuế bảo lưu ý kiến;
  • Người nộp thuế không ký biên bản thanh tra, kiểm tra;
  • Không chấp hành quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế;
  • Trường hợp ấn định thuế mà còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan thuế và người nộp thuế;
  • Người nộp thuế đang có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trả lời (trước thời điểm ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra) và chưa nhận được văn bản trả lời để làm căn cứ thực hiện.
  • Hoặc các trường hợp khác người nộp thuế có khả năng khiếu nại theo nhận định của Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra.
>>>Xem thêm: Các hành vi vi phạm thủ tục thuế mới nhất
Thời gian gia hạn

Theo Quy chế nguyên tắc giải quyết: Trong quá trình thanh, kiểm tra Trưởng đoàn và thành viên Đoàn thanh tra phải giải thích cho người nộp thuế hiểu về chính sách pháp luật, các ăn cứ pháp lý liên quan đến nội dung xử lý và phải được xử lý triệt để, kịp thời; đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình thanh tra, kiểm tra và quy định của pháp luật.

Cũng theo quy định tại Quy chế, đối với các trường hợp vướng mắc cần phải gia hạn kiểm tra để xử lý, thời gian gia hạn không quá 5 ngày làm việc và Quyết định kiểm tra chỉ được gia hạn 01 lần.

Đối với trường hợp thanh tra, thời gian của quyết định thanh tra và quyết định gia hạn thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 70 ngày làm việc; do Cục Thuế tiến hành không quá 45 ngày làm việc và cũng chỉ được gia hạn một lần.

Như vậy nếu không thuộc trường hợp quy định mà người nộp thuế không ký vào biên bản thanh tra thuế thì sẽ bị xử lý theo quy định.

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

  • Tư vấn kế toán thuế
  • Dịch vụ báo cáo thuế
  • Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Dịch vụ làm sổ sách kế toán
  • Quyết toán thuế cho doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật về thuế cho công ty có vốn nước ngoài

Mọi vướng mắc liên quan vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488