Thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế, hoá đơn được quy định tại Chương IV Nghị định số 125/2020/NĐ-CP – Nghị định hiện hành thay thế các thông tư trước đây về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hoá đơn. Để có thêm thông tin chi tiết thì xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế được quy định tại Điều 32 nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền của Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
– Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
Thẩm quyền của Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 10; khoản 2, 3, 4 Điều 11; khoản 1 Điều 14; điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; khoản 2, 3 Điều 21; khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 2, 3 Điều 24; khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; điểm a, c khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 29; khoản 1 Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình:
– Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Phạt tiền đối với hành vi quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hoá đơn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 33 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra trong lĩnh vực thuế, hoá đơn
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra trong lĩnh vực thuế, hoá đơn được quy định tại Điều 34 như sau:
Thẩm quyền của thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ:
Thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền của Chánh thanh tra Bộ Tài chính:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý
- Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2023
- Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục
- Một số điểm đáng chú ý trong Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12