Xử phạt vi phạm hành chính về thuế là một biện pháp quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định và an toàn của các hoạt động về thuế. Tuy nhiên không phải người nào vi phạm hành chính về thuế cũng bị xử phạt, mà theo quy định của pháp luật việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần phải đáp ứng các yêu cầu về thời hạn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý độc giả có thể tham khảo bài viết: “Thời hạn xử lý vi phạm hành chính về thuế” của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Luật Quản lý thuế năm 2019
Thời hạn là gì?
Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Như vậy, thời hạn là một khoảng thời gian được giới hạn bởi hai đầu. Một đầu gọi là thời điểm bắt đầu của thời hạn còn đầu kia được gọi là thời điểm kết thúc thời hạn. Khoảng thời gian này có thể do các bên thỏa thuận, có thể do pháp luật quy định, có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định. Thông thường, thời hạn luôn gắn với một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, là một khoảng thời gian mà trong đó luôn có ít nhất một chủ thể mang một hoặc những nghĩa vụ nhất định vì lợi ích của chủ thể khác.
Căn cứ cơ sở xác định, Thời hạn bao gồm 3 loại:
– Thời hạn do pháp luật quy định, ví dụ thời hạn một người biệt tích khỏi nơi cư trú tối thiểu để có thể tuyên bố mất tích là 2 năm kể từ ngày biết được thông tin cuối cùng về người đó;
– Thời hạn do các bên thỏa thuận, ví dụ thời hạn của họp đồng vay tiền là 3 tháng;
– Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định, ví dụ Tòa án có thể ấn định một khoảng thời gian để các bên tranh chấp hoàn thành việc công chứng, chứng thực giao dịch đang tranh chấp.
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Theo pháp luật Việt Nam thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định một cách rõ ràng và cụ thể tại Điều 137 Luật quản lý thuế 2019. Cụ thể
“Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
2. Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.”
Xử phạt đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế
Theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì thời hiệu là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm về thủ tục thuế được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật quản lý thuế 2019. Theo đó hành vi vi phạm thủ tục về thuế bao gồm các hành vi sau:
Thứ nhất, Hành vi vi phạm về thời gian đăng ký thuế, thời gian thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế.
Thứ hai, Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Thứ ba, Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật Hải quan.
Thứ tư, Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định.
Thứ năm, Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Thứ sáu, Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Như vậy, khi các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì thời hiệu xử phạt sẽ là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm, khi hết thời hiệu theo quy định của pháp luật người có nghĩa vụ nộp thuế sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thời hạn xử lý vi phạm hành chính về thuế . Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý
- Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2023
- Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục
- Một số điểm đáng chú ý trong Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12