Thứ tự trả nợ khi công ty phá sản như thế nào?

by Lê Vi

Pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản. Vậy thứ tự trả nợ khi công ty phá sản được quy định như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc này

Căn cứ pháp lý

  • Luật phá sản năm 2014

Phá sản là gì?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Do đó, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

  • Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Thứ tự trả nợ khi công ty phá sản như thế nào?

Thứ tự trả nợ khi công ty phá sản như thế nào?

Doanh nghiệp tuyên bố phá sản khi nào?

Theo quy định của Luật phá sản 2014, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi:

  • Doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn.

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản thì Tòa án nhân dân sẽ xem xét, ra quyết định tuyên bố phá sản.

  • Khi Hội nghị chủ nợ tổ chức không thành công. Các trường hợp được coi là tổ chức không thành bao gồm:

Khi Hội nghị chủ nợ đã bị hoãn 1 lần mà khi triệu tập lại vẫn không đáp ứng đủ điều kiện hợp lệ;

Không thông qua được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp hoặc không tổ chức được Hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi.

  • Khi Hội nghị chủ nợ thông qua được Nghị quyết trong đó có kết luận đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
  • Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định; doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Tòa án ra quyết định tuyên bố Phá sản.

Tài sản của doanh nghiệp dùng để thanh toán khi phá sản.

  • Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;
  • Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
  • Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
  • Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
  • Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
  • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 64 Luật Phá sản 2014.

Thứ tự trả nợ khi công ty phá sản như thế nào?

Trình tự thanh toán khi phá sản của doanh nghiệp:

Một, thanh toán các chi phí phá sản.

Hai, thanh toán các khoản nợ, liên quan đến người lao động.

Ba, thanh toán các khoản nợ, nhằm mục đích phục hồi kinh doanh.

Bốn, thanh toán các nghĩa vụ tài chính với nhà nước.

Năm, thanh toán các nợ khác.

Lưu ý, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là hai loại hình doanh nghiệp có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. Vì vậy, khi tài sản của doanh nghiệp không đủ trả các khoản nợ nêu trên thì tài sản tiếp theo dùng để trả nợ là tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp mặc dù tài sản này không tham gia vào sản xuất kinh doanh.

Theo thông lệ luật phá sản quốc tế, xét trên khía cạnh nhân đạo và khoa học trong luật học, có quy định một số tài sản cá nhân tối thiểu của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh được miễn trừ khi giải quyết phá sản như: nhà ở tối thiểu của họ và gia đình; các khoản tiền tối thiểu, mà họ còn phải trang trải chi phí để tiếp tục sống và làm việc; các khoản lợi ích họ còn phải thu để trang trải cho bảo hiểm sức khỏe, trang trải chi phí học tập con trẻ, và các tiện ích cho cuộc sống cơ bản một gia đình.

Ngược lại, nếu tài sản doanh nghiệp phá sản mà còn dư lại sau khi đã trả hết nợ thì giải quyết như thế nào.

Pháp luật cũng thừa nhận và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp quy định rằng, trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh toán đủ cho tất cả các chủ nợ mà vẫn còn dư thì thuộc toàn quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tóm lại:

  • Đối với loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Hay nói cách khác là Pháp nhân thì chịu trả nợ, trên toàn bộ tài sản doanh nghiệp. Thể nhân chịu trả nợ trên phần góp vốn của mình, trong doanh nghiệp.
  • Đối với loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn, Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là Pháp nhân và thể nhân cùng chịu trả nợ, trên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của thể nhân.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề Thứ tự trả nợ khi công ty phá sản như thế nào do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488