Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

by Lê Quỳnh

Ly hôn sẽ là quyết định cuối cùng của các cặp đôi khi cuộc sống không còn những điểm chung về lý tưởng sống, quan điểm và xảy ra mâu thuẫn không thể giải quyết. Để giúp quý độc giả có góc nhìn khái quát hơn về ly hôn, đặc biệt là ly hôn với người nước ngoài Luật Đại Nam xin cung cấp đến bạn đọc các nội dung pháp lý có liên quan qua nội dung bài viết thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương là tên gọi khác của việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo đó khi cuộc sống hôn nhân không như mong muốn hoặc giữa vợ xảy ra mâu thuẫn không thể giải quyết làm cho hôn nhân trở nên trầm trọng thì một bên trong quan hệ hôn nhân có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

Ly hôn đơn phương có thể được áp dụng với các trường hợp sau:

– Cuộc hôn nhân xuất hiện yếu tố bạo lực gia đình: có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

– Vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Các yếu tố khác dẫn đến cuộc hôn nhân trở nên xấu đi trầm trọng.

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Quy định của pháp luật về ly hôn với người nước ngoài

Ly hôn với người nước ngoài được hiểu là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của các nước khác trên thế giới. Và được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ ly hôn

Để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài, quý đọc giả cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:

– Đơn khởi kiện ly hôn, phải nêu rõ lý do, điều kiện ly hôn.

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bn gc); Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài thì bạn cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn. Thủ tục ghi chú kết hôn được thực hiện tại Sở tư pháp; hoặc tại UBND quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú.

– Giấy tờ tùy thân của vợ chồng (bn sao chng thc);

– Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/ thẻ tạm trú của vợ chồng (bn sao chứng thực) Với người nước ngoài thì bản sao công chứng dịch thuật sang Tiếng Việt.

– Giấy khai sinh của (các) con chung (bn sao chứng thực);

– Văn bản ghi nhận ý kiến của con về việc muốn ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn.

– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, nợ chung của vợ chồng (bản sao công chứng/chứng thực)

– Đơn xin xét xử vắng mặt (nếu không tham gia xét xử)

– Các giấy tờ khác có liên quan.

Có thể tiến hành nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn

Với hồ sơ khởi kiện đầy đủ, hợp lệ đồng thời đây vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp hồ sơ ly hôn không đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Xác minh địa chỉ cư trú của Bị đơn

Trường hợp nếu vợ hoặc chồng đã quay trở lại nước họ sinh sống thì Toà án sẽ thực hiện một số thủ tục uỷ thác tư pháp để xác định nơi cư trú.

Nếu người nước ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định; thời gian không có tin tức cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam từ một năm trở lên mà đương sự; thân nhân của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ; các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân); sau khi đã điều tra xác minh địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh; địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn;… nhưng cũng không biết tin tức; địa chỉ của họ; thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và xử cho ly hôn.

Bước 4: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án, quyết định. Trường hợp không đồng ý với bản án ly hôn, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488