Thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư

by Luật Đại Nam

Các dự án đầu tư tại Việt Nam không phải dự án nào cũng được tiến hành thuận lợi, nhiều dự án thậm chí đã bỏ ngỏ hàng chục năm do nhiều vấn đề. Vậy khi doanh nghiệp gặp khó khăn muốn tạm ngừng dự án đầu tư phải thực hiện những thủ tục gì? Có điều gì phải lưu ý? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I . Quy định các trường hợp tạm ngừng dự án đầu tư

Theo quy định của Luật đầu tư như sau:

Điều 47. Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư

  1. Nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
  2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;
  4. b) Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;
  5. c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
  6. d) Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;

đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

  1. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nhà đầu tư khi muốn tự ngừng dự án phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

Trường hợp dự án bị tạm ngưng hoạt động là trong khi dự án hoạt động có thì phát sinh các vấn đề liên quan đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc về vấn đề bảo vệ môi trường; dự án không đảm bảo an toàn lao động; bị tạm ngưng theo

quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài; hoặc nhà đầu tư thực hiện dự án không đúng với nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư.

Xem thêm: Thành lập công ty thi công xây dựng có vốn nước ngoài

thu-tuc-tam-ngung-thuc-hien-du-an-dau-tu-2

II . Hồ sơ cần chuẩn bị

– Thông báo tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư;

Thông báo tạm ngừng cần có các nội dung chính sau: Thông tin nhà đầu tư; thông tin tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư; tình hình hoạt động của dự án (thực hiện các thủ tục hành chính, tiến độ triển khai); tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính; nội dung tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư; cam kết của nhà đầu tư.

– Văn bản ủy quyền đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật; Hợp đồng ủy  quyền hoặc hợp đồng dịch vụ đối với tổ chức thực hiện dịch vụ nộp hổ hồ sơ và giấy giới thiệu của tổ chức cho cá nhân nộp hồ sơ;

– Quyết định, biên bản họp (nếu có) về việc tạm ngừng;

– Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.

thu-tuc-tam-ngung-thuc-hien-du-an-dau-tu-3

III. Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:

Trường hợp 1:

Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư, cụ thể:

Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

Nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;

Trường hợp 2:

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì cơ quan đó căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư: 2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

  • a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
  • b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
  • c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
  • d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
  • đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

Để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư và thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư.

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực quy định lập biên bản trước khi quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư;

Trường hợp 3:

Đối với dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thông báo gồm các nội dung sau:

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  • Mục tiêu, địa điểm, nội dung dự án,
  • Quá trình thực hiện dự án;
  • Đánh giá tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng của dự án đối với quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • kiến nghị về việc ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.

Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố

Cách thức nộp hồ sơ: Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư.

Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận Thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư và ghi nhận tình trạng hoạt động của dự án.

– Trường hợp do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488