Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

by Hồng Hà Nguyễn

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như thế nào? Nếu còn đang thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Đại Nam.

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?

Tranh chấp đầu tư quốc tế xuất phát từ các bất đồng liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế. Các bất đồng này có thể bao gồm việc thực hiện các hiệp định bảo vệ đầu tư, các hiệp định quốc tế về đầu tư hoặc các hợp đồng và thỏa thuận đầu tư.

Các bên trong tranh chấp có thể là các quốc gia thành viên ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư, hoặc là các bên trong các hợp đồng và thoả thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, còn có các tranh chấp liên quan đến các quan hệ đầu tư khác.

Cơ chế giải quyết tranh chấp đối với đầu tư nhà nước là gì?

Giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước (ISDS) là một điều khoản quan trọng trong các hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế. Theo điều khoản này, các nhà đầu tư có quyền khởi kiện và giải quyết tranh chấp với các chính phủ của các quốc gia khác nhau. Nếu các chính phủ này vi phạm các quyền của nhà đầu tư dưới quyền luật quốc tế.

Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư đầu tư trong một quốc gia thành viên của một hiệp định thương mại. Sau đó quốc gia đó vi phạm hiệp ước. Nhà đầu tư đó có thể khởi kiện chính phủ của quốc gia đó đối với vi phạm đó.

Các loại tranh chấp đầu tư quốc tế

Tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà nước và nhà nước

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa quốc gia và quốc gia, cũng như giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài, được quy định trong nhiều hiệp định thương mại tự do và hiệp định đối tác kinh tế. Tuy nhiên, một số quốc gia đã loại bỏ cơ chế trọng tài ISDS và chỉ giữ lại cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và chính phủ.

Tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước về chính sách thương mại được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới hoặc Tòa án công lý quốc tế.

Tuy nhiên, các tranh chấp đều có thể bị chính trị hóa và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như kinh tế và quân sự. Mục đích của nhà nước trong các tranh chấp này thường là buộc các bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm chính sách thương mại.

Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ tiếp nhận đầu tư

Trước khi ISDS được áp dụng, các việc giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư không thể giải quyết trực tiếp hoặc thông qua tòa án trong nước. Thông hường cần đến biện pháp bảo vệ ngoại giao hoặc áp lực quân sự.

ISDS được xem như một bước tiến đáng kể về mặt thể chế, giúp giảm bớt căng thẳng quốc tế và áp lực quân sự. Cơ chế ISDS có đặc tính cơ bản như:

  • Cho phép các bên tư nhân khởi kiện chính phủ cơ sở pháp lý phức tạp và đa dạng và được yêu cầu bồi thường tiền lớn.
  • Cơ sở pháp lý phức tạp và đa dạng.
  • Các thủ tục được áp dụng dựa trên cơ chế trọng tài thương mại.
  • ISDS đã được áp dụng trong hàng nghìn IIAs và các văn bản pháp lý quốc tế khác.

>> Xem thêm: Xử lý tranh chấp thẩm quyền giải quyết tin báo tội phạm

Tranh chấp giữa thương nhân và thương nhân trong thương mại quốc tế

Trong quan hệ thương mại quốc tế, tranh chấp giữa các doanh nghiệp có thể dẫn đến các vụ tranh chấp khác. Ví dụ như khi nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư do các quyết định hoặc phán quyết của cơ quan tư pháp gây bất lợi cho nhà đầu tư.

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa quốc gia và quốc gia

Điều khoảngiải quyết tranh chấp đầu tư quốc tếgiữa các quốc gia trong các hiệp ước có liên quan đến đầu tư thường điều chỉnh việc giải thích và áp dụng hiệp ước. Đồng thời có thể tồn tại độc lập hoặc song hành với các điều khoản về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

Các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có thể bao gồm trọng tài, cơ chế tư pháp hoặc cơ chế tương tự tư pháp. Thủ tục trọng tài đầu tư trong các hiệp ước gần đây thường có nhiều khác biệt so với thủ tục trọng tài ISDS trước đây. Dựa theo nguyên tắc minh bạch được đưa ra trong Luật mẫu của UNCITRAL và một số chương về đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và chính phủ thường không được quy định cụ thể.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488