Bạn đang muốn thành lập chi nhánh Công ty TNHH nhưng không biết phải chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ gì? Công ty mình có đủ điều kiện thành lập chi nhánh không? Hãy để Luật Đại Nam giúp bạn, chúng tôi với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải quyết các vướng mắc pháp lý một cách nhanh gọn nhất.
Trước tiên để thành lập Chi nhánh Công ty bạn phải hiểu Chi nhánh là gì? Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nội Dung Chính
Chi nhánh Công ty là gì?
Hiện nay theo pháp luật hiện hành có quy định Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi nhánh là một phần của công ty, mặc dù được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, xuất hóa đơn, phải kê khai thuế giá trị gia tăng như công ty nhưng vẫn không hoàn toàn độc lập và không có tư cách pháp nhân. Theo quy định Luật Doanh nghiệp hiện hành chi nhánh có thể được thành lập dưới dạng chi nhánh hạch toán độc lập hoặc chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc.
Thủ tục thành lập chi nhánh Công ty TNHH 2 Thành viên
1. Chuẩn bị hồ sơ
Để thành lập một chi nhánh bạn cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ sau:
- 01 Thông báo thành lập chi nhánh người Đại diện theo pháp luật ký đóng dấu.
- 01 Quyết định thành lập chi nhánh do Chủ sở hữu/Chủ tịch Hội đồng thành viên ký, đóng dấu tại trang cuối, giáp lai.
- 01 Quyết định bổ nhiệm người Đại diện theo pháp luật ký.
- 01 Thông báo mẫu dấu chi nhánh người Đại diện theo pháp luật ký.
- 01 Văn bản ủy quyền người Đại diện theo pháp luật ký.
- 01 Biên bản họp do Chủ tọa ký và Thư ký ký.
- 01 Bản sao Công chứng Giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh.
- 01 Giấy tờ chứng minh địa chỉ trụ sở chi nhánh.
2. Thủ tục đăng ký chi nhánh Công ty TNHH
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, người Chủ sở hữu công ty có thể đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.1. Nộp hồ sơ trực tiếp
Trường hợp đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí.
Sau khi hoàn thành nhận hồ sơ đăng ký Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận.
Thời hạn giải quyết hồ sơ trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
2.2. Nộp hồ sơ online
Trường hợp người Đại diện theo pháp luật đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng thì:
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Thời gian giải quyết hồ sơ trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ) và miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.
Trên đây Luật Đại Nam đã tư vấn cho bạn một số lưu ý khi thành lập Chi nhánh công ty. Chúng tôi với những chuyên viên, luật sư nhiều năm trong nghề chuyên hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh,… trọn gói để được tư vấn chi tiết và chuyên sâu về hồ sơ, thủ tục hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được hỗ trợ tốt nhất.
Yêu cầu tư vấn: 0975422489/0961417488
Xem thêm:
- Thủ tục thành lập công ty thời trang hiện nay như thế nào?
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi thế nào?
- Thủ tục thành lập công ty đào tạo kỹ năng mềm như thế nào?