Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

by Lê Quỳnh

Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài được xem là nhu cầu phổ biến của người dân trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng. Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng bắt đầu manh nha việc mở rộng phạm vi bằng nhiều hình thức. Trong phạm vi bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích và làm rõ về thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Mời quý độc giả theo dõi để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Hiểu như thế nào về chức năng của văn phòng đại diện?

Văn phòng đại diện thông thường sẽ gồm có những chức năng sau đây:

– Văn phòng đại diện có vai trò là nơi đại diện cho doanh nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng và không có chức năng kinh doanh, không được ký kết hợp đồng, thu tiền từ khách hàng.

– Văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.

– Văn phòng đại diện có chức năng thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.

– Văn phòng đại diện có chức năng đại diện theo ủy quyền của công ty, không có chức năng kinh doanh.

Hiểu như thế nào về thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài?

Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài được hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp của Việt Nam thực hiện mở thêm một đơn vị phụ thuộc của mình tại nước ngoài theo quy định pháp luật của nước sở tại nơi văn phòng đại diện có trụ sở. Theo đó, những văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam khi mở tại nước ngoài sẽ thực hiện chức năng đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam tại nước đó. Có thể là tiến hành các công việc liên quan đến khảo sát thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ pháp luật của nước ngoài nơi doanh nghiệp mở văn phòng đại diện.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài là điều pháp luật cho phép các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thành phần hồ sơ thành lập

Theo đó, để thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

1 bản chính thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-8, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).

1 bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương.

Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Doanh nghiệp phải gửi thông báo việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài trong vòng 30 ngày làm việc đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Bước 3: Nhận kết quả

Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo mở văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

– Về lệ phí đăng ký thành lập: tại Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC không có quy định về việc bắt buộc phải nộp lệ phí khi thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.

– Về cơ quan thực hiện: sẽ do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện.

– Về yêu cầu và điều kiện thực hiện:

+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;
  • Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
  • Đã nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

– Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488