Thuế môn bài của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

by Lê Quỳnh

Đóng thuế là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam cùng tổ chức và doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Bởi, thuế được xem là nguồn thu ngân sách chủ yếu. Trong phạm vi bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ phân tích và làm rõ về vấn đề thuế môn bài của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất. Mời quý độc giả theo dõi để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài được hiểu là loại thuế trực thu, được doanh nghiệp đóng hàng năm cho nhà nước căn cứ theo vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thu sẽ được phân theo bậc, dựa vài số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kề trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước theo quy định của từng quốc gia và của từng địa phương khác nhau.

Hoặc cũng có thể căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Thông tư 302/2016/TT-BTC để hiểu về lệ phí môn bài như sau:

– Lệ phí môn bài sẽ là khoản tiền mà cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp hằng năm. Lệ phí môn bài còn được gọi là Thuế môn bài, là loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu theo năm đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thuế môn bài của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

Thuế môn bài của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

Thuế môn bài của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

Để biết được văn phòng đại diện có phải đóng thuê môn bài hay không cần căn cứ vào hai trường hợp sau đây:

+ Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;

+ Nếu văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Bởi căn cứ vào  Công văn 1279/TCT-CS năm 2017 của Tổng cục Thuế trả lời Công văn 88/CT-THNVDT ngày 23/01/2017 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về lệ phí môn bài, quy định về lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, có quy định:

Tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định người nộp lệ phí môn bài như sau:

“Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật…

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có)…

Căn cứ quy định trên, trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Về mức thuế môn bài cần đóng của văn phòng đại diện

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC thì mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

Ngoài ra, văn phòng đại diện còn phải nộp hồ sơ kê khai thuế hàng tháng (hoặc hàng quý) đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.

Đồng thời, văn phòng đại diện cũng phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài được quy định cụ thể như sau:

– Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề thuế môn bài của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488