Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp

by Vũ Khánh Huyền

Trong quy trình giải thể doanh nghiệp, sau khi thực hiện xong thủ tục tại Chi cục thuế, doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục trả con dấu pháp nhân tại Cơ quan Công an để hoàn tất thủ tục giải thể công ty theo quy định. Vậy thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Có những trường hợp phải trả lại con dấu cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc đó !

Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp

Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Nghị định 99/2016/NĐ-CP

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là gì ?

Con dấu doanh nghiệp là một phương tiện để doanh nghiệp dùng khi đóng lên giấy tờ, tài liệu, văn bản của công ty. Con dấu của doanh nghiệp chính là vật đại diện cho doanh nghiệp, nhằm phân biệt giữa các công ty này với công ty khác. Nhờ đó mà khách hàng có thể phân biệt và lựa chọn được công ty phù hợp và tốt nhất dành cho mình.

Đăng ký mẫu dấu là việc cá nhân/tổ chức sử dụng con dấu tiến hành đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký mẫu dấu, theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Con dấu được coi là hợp pháp chỉ khi nó được đăng ký mẫu con dấu.

 Thủ tục trả lại con dấu cho cơ quan công an

Sau khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế về các hồ sơ, chứng từ, bạn cần chủ bị các hồ sơ và thủ tục trả lại con dấu khi giải thể doanh nghiệp cho cơ quan công an như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ trả dấu theo quy định.
  • Bước 2: Nộp tại cơ quan công an nơi cấp con dấu.
  • Bước 3: Nhận giấy hẹn của cơ quan công an – Phòng cảnh sát Quản lý hành chính và Trật tự xã hội.
  • Bước 4: Trong vòng 3-5 ngày làm việc (theo giấy hẹn) mang con dấu đến để cơ quan công an tiến hành thu hồi và hủy con dấu.
  • Bước 5: Nhận Biên bản về việc hủy/thu hồi con dấu và tiến hành thủ tục giải thể công ty theo quy định.

Hồ sơ trả lại con dấu doanh nghiệp

Hồ sơ trả lại con dấu cho cơ quan công an bao gồm có:

  • Công văn xin trả lại con dấu cho cơ quan công an.
  • Bản sao ĐKKD, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan tổ chức.
  • Bản chính đăng ký mẫu dấu cũ do cơ quan công an cấp.
  • Giấy giới thiệu trả dấu kèm theo giấy tờ cá nhân của người đi trả dấu (trong trường hợp Đại diện theo pháp luật của Công ty không trục tiếp tiến hành trả con dấu).

>>Xem thêm: Thông báo hoạt động của văn phòng đại diện sau khi thành lập

Không trả lại con dấu, có bị xử phạt không?

Căn cứ tại điểm h khoản 3 điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con đấu trong trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:

Điều 13. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu

………

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm

Như vậy, để tránh bị truy cứu trách nhiệm và bị xử phạt hành chính một cách không đáng có, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục trả con dấu cho Cơ quan Công an khi tiến hành giải thể theo đúng quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục trả con dấu khi giải thể doanh nghiệp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488