Rất nhiều người sử dụng bảo hiểm xã hội có thắc mắc về việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, khi tính trên bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ thấp hơn vì sự mất giá của đồng tiền và điều này người đóng tiền bảo hiểm xã hội cảm thấy mình bị thiệt thòi. Tuy nhiên, Nhà nước đã ban hành các quy định để người lao động được hưởng các chế độ tương ứng với giá trị tiền đóng bảo hiểm xã hội của thời điểm hiện tại, bằng cách nhân thêm hệ số trượt giá của bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giải đáp tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Cách tính trượt giá thế nào?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Nghị Quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động;
- Thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước.
Số tiền này được tính dựa trên hệ số trượt giá hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội để chống lại ảnh hưởng của sự tăng lên liên tục và mạnh mẽ của giá cả (khi lạm phát tăng cao).
Theo đó, khi tính hưởng chế độ, mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội.
Đây được xem là một trong các quy định để cải thiện chế độ cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội trước sự mất giá của đồng tiền, theo đó, khi tính hưởng chế độ, mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội.
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là sự bù đắp kịp thời giúp người lao động thích ứng với việc tiền lương tháng không “đuổi kịp” sự gia tăng chóng mặt của giá cả.
Hằng năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ ban hành bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Theo quy định hiện hành, mức tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng đã đóng bảo hiểm xã hội và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội nhân với hệ số trượt giá được công bố từng năm. Trong đó:
Tiền lương tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm | x | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng |
Hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bắt buộc
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 |
Mức điều chỉnh | 5,26 | 4,46 | 4,22 | 4,09 | 3,8 | 3,64 | 3,7 | 3,71 | 3,57 | 3,46 | 3,21 | 2,96 | 2,76 | 2,55 |
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
Mức điều chỉnh | 2,07 | 1,94 | 1,77 | 1,5 | 1,37 | 1,28 | 1,23 | 1,23 | 1,19 | 1,15 | 1,11 | 1,08 | 1,05 | 1,03 |
Năm | 2022 | 2023 | ||||||||||||
Mức điều chỉnh | 1 | 1 |
Hệ số tính trượt giá bảo hiểm xã hội đối với người tham gia tự nguyện
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Mức điều chỉnh |
2,07 |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Khi nào được nhận tiền trượt giá Bảo hiểm xã hội
Khi làm hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Hưởng lương hưu hằng tháng;
- Nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu;
- Rút bảo hiểm xã hội 1 lần;
- Nhận trợ cấp tuất 1 lần khi người lao động chết
Khi đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự tính thêm số tiền trượt giá bảo hiểm xã hội trong khi giải quyết hồ sơ cho người lao động. Theo đó, có 03 nhóm đối tượng được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội, bao gồm:
Nhóm 1: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Nhóm 02: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do tư nhân (doanh nghiệp/công ty) quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Nhóm 03: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Trên đây là toàn bộ chia về của Luật Đại Nam về Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Cách tính trượt giá thế nào?. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM