Tờ khai thuế giá trị gia tăng

by Vũ Khánh Huyền

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng; là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giới thiệu về mẫu Tờ khai thuế giá trị gia tăng để quý độc giả tham khảo !

Tờ khai thuế giá trị gia tăng

Tờ khai thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là gì ? 

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT từ cụm từ tiếng Anh Value Added Tax: thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Đặc điểm thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là một loại thuế độc lập. Thuế GTGT có những đặc điểm sau:

Là loại thuế gián thu

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến  khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.

Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn

Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế

Như đã nói ở trên, thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.

Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

(Áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động sản xuất kinh doanh)

[01a] Tên hoạt động sản xuất kinh doanh[1]: ……

[01b] Kỳ tính thuế[2]: Tháng … năm … /Quý … năm …

[02] Lần đầu: o [03] Bổ sung lần thứ: …

[04] Tên người nộp thuế[3]:………………………………………………………………………………………

[05] Mã số thuế[4]:

[06] Tên đại lý thuế (nếu có)[5]:…………………………………………………………………………………

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số…………………………………………. ngày…………………………………………………………………………

[6][09] Tên đơn vị phụ thuộc/địa điểm kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính: …………….

[10] Mã số thuế đơn vị phụ thuộc/Mã số địa điểm kinh doanh:………………………………………………………………………

[11] Địa chỉ nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính:

      [11a] Phường/xã………    [11b] Quận/Huyện  ……….  [11c] Tỉnh/Thành phố………….

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Giá trị hàng hóa, dịch vụ
(chưa có thuế giá trị gia tăng)
Thuế giá trị gia tăng
A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu “X”) [21]    
B Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]
C Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp ngân sách nhà nước
I Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ
1 Giá trị và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào [23] [24]
Trong đó: hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu [23a] [24a]  
2 Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ kỳ này [25]
II Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ
1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế giá trị gia tăng [26]    
2 Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng ([27]=[29]+[30]+[32]+[32a]; [28]=[31]+[33]) [27]   [28]  
a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29]    
b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30]   [31]  
c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32]   [33]  
d Hàng hoá, dịch vụ bán ra không tính thuế [32a] [7]  
3 Tổng doanh thu và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ([34]=[26]+[27]; [35]=[28]) [34]   [35]  
III Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ ([36]=[35]-[25]) [36]  
IV Điều chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước
1 Điều chỉnh giảm [37] [8]
2 Điều chỉnh tăng [38] [9]
V Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ [39a] [10]
VI Xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ:
1 Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

{[40a]=([36]-[22]+[37]-[38]-[39a]) ≥ 0}

[40a]  
2 Thuế giá trị gia tăng mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế ([40b]≤[40a]) [40b] [11] 
3 Thuế giá trị gia tăng còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) [40]  
4 Thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này {[41]=([36]-[22]+[37]-[38]-[39a]) ≤ 0} [41]  
4.1 Thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn ([42] ≤ [41]) [42]  
4.2 Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43]=[41]-[42]) [43]  

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:…….

…, ngày……. tháng……. năm 2023

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử)

 


[1] Người nộp thuế lựa chọn một trong các hoạt động sau:

– Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.

– Hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán.

– Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

– Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng khác địa bàn tỉnh nơi đóng trụ sở chính.

– Nhà máy sản xuất điện khác địa bàn tỉnh nơi đóng trụ sở chính.

[2] Điền kỳ tính thuế GTGT, cụ thể: điền tháng, năm đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng hoặc điền quý, năm đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế GTGT theo quý.

[3] Điền đầy đủ họ và tên nếu người nộp thuế là cá nhân, trường hợp người nộp thuế là tổ chức thì ghi tên của tổ chức theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/Quyết định thành lập hoặc các giấy tờ tương đương.

[4] Điền đầy đủ mã số thuế của người nộp thuế.

[5] Điền tên của đại lý thuế nếu người nộp thuế có ký hợp đồng với đại lý thuế để khai thuế GTGT thay cho người nộp thuế.

[6] Người nộp thuế chỉ khai thông tin của đơn vị phụ thuộc/địa điểm kinh doanh đóng tại địa phương khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính (tên, mã số thuế, địa chỉ) tại Chỉ tiêu [09], [10] và [11] đối với các trường hợp sau:

– Khai thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

– Khai thuế GTGT tại nơi có nhà máy sản xuất điện.

Lưu ý: Trường hợp có nhiều đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh đóng trên nhiều huyện do Cục Thuế quản lý thì chọn 1 đơn vị đại diện để kê khai vào các chỉ tiêu này. Trường hợp có nhiều đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh đóng trên nhiều huyện do Chi cục Thuế khu vực quản lý thì chọn 1 đơn vị đại diện cho huyện do Chi cục Thuế khu vực quản lý để kê khai vào các chỉ tiêu này.

[7] Khai giá trị hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế GTGT.

[8] Khai theo số thuế được khấu trừ điều chỉnh giảm tại chỉ tiêu II trên Tờ khai bổ sung (nếu có).

[9] Khai theo số thuế được khấu trừ điều chỉnh tăng tại chỉ tiêu II trên Tờ khai bổ sung (nếu có).

Lưu ý, đối với chỉ tiêu [37] và [38] trong bảng: Riêng trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế có điều chỉnh tương ứng các kỳ tính thuế trước thì khai vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế (không phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế).

[10] Khai số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn và không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động,…

[11] Khai tổng số thuế đã khai tại chỉ tiêu [28a] và [28b] của các Tờ khai mẫu số 02/GTGT.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ làm thủ tục liên quan đến thuếTất cả các ý kiến tư vấn về vấn đề “Tờ khai thuế giá trị gia tăng” đều dựa trên pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm;

Mức lệ phí thuế môn bài năm 2023

Lệ phí môn bài bậc 1

Hướng dẫn nộp phí môn bài cho chi nhánh 

Lệ phí môn bài bậc 2 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488